Multimedia Đọc Báo in

Chủ động phòng trừ sâu bệnh vụ đông xuân 2014 - 2015

21:08, 07/04/2015
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, tính đến thời điểm này, khoảng 50.000 ha cây trồng vụ đông xuân 2014 – 2015 phát triển tốt, một số loài sâu bệnh có xuất hiện nhưng ở mức độ nhẹ như rầy nâu (mật độ 50 - 200 con/m2), chuột (tỷ lệ hại 5 - 10%), sâu cuốn lá nhỏ (mật độ 2 - 4 con/m2) trên lúa; sâu tơ, sâu xanh (mật độ 4 - 10 con/m2), bọ nhảy (4 - 5 con/m2) trên rau ăn lá; sâu đục quả (tỷ lệ hại 1 - 3%) ở rau ăn quả; bệnh thối đỏ (tỷ lệ hại 5 - 10%), sâu đục thân (tỷ lệ hại 2 - 4%) trên mía; sùng đục củ (tỷ lệ hại 5-10%) trên khoai lang; nhện đỏ (tỷ lệ hại 5 - 7%), đốm lá (tỷ lệ hại 4 - 8%) trên sắn… Dự báo, trong thời gian tới, rầy nâu, rầy lưng trắng, đạo ôn có khả năng phát triển, lây lan trên lúa, đặc biệt các giống lúa thơm, lúa nếp; sâu tơ, sâu xanh, sâu đục quả trên rau; rệp sáp bột hồng, nhện đỏ trên cây sắn… 
 
Nông dân huyện Cư M'gar đang vệ sinh đồng ruộng
Nông dân huyện Cư M'gar đang vệ sinh đồng ruộng
Chi cục cũng khuyến cáo, các loại sâu bệnh tuy xuất hiện rải rác với mật độ thấp nhưng để có vụ mùa thắng lợi, bà con nông dân cần phải thăm đồng thường xuyên 2 – 3 lần/tuần; thực hiện tốt các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hành nông nghiệp tốt (Viet GAP), thường xuyên chăm sóc, xáo xới, bón phân đúng kỹ thuật, phù hợp. Trường hợp đến ngưỡng phòng trừ, cần lựa chọn sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng nồng độ, đúng cách) và bảo đảm thời gian cách ly an toàn.
Thanh Hường
 

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Hạ tầng số đi trước “mở đường” chuyển đổi số
Hạ tầng số được xem “viên gạch” đầu tiên đặt nền móng để thúc đẩy chuyển đổi số. Vì vậy, tỉnh Đắk Lắk đã và đang tập trung đầu tư, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số.