Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo công nghệ tưới nhỏ giọt áp dụng trên cây cà phê

18:13, 29/08/2017
Trong 2 ngày 28 và 29-8, Sở NN-PTNT tổ chức hội thảo công nghệ tưới nhỏ giọt áp dụng trên cây cà phê, với sự tham dự của hơn 50 đại biểu là cán bộ các sở, ngành và nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh.
 
Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo
 
Đắk Lắk là tỉnh sản xuất cà phê Robusta lớn nhất nước, với hơn 203.700 ha (chiếm hơn 33% diện tích cà phê của cả nước), sản lượng bình quân hằng năm khoảng 450.000 tấn (chiếm 40% tổng sản lượng cà phê cả nước). Tuy nhiên, cà phê là cây trồng đòi hỏi sử dụng lượng nước tưới rất lớn (chỉ sau cây lúa), trong khi đó tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và việc khai thác tài nguyên nước quá mức khiến mực nước ngầm tụt giảm, các công trình thủy lợi chưa được đầu tư tương xứng gây nên tình trạng hạn hán, khan hiếm nước tưới gia tăng vào mùa khô.
 
Các đại biểu tham quan mô hình tưới tiết kiệm nước bên thềm Hội thảo
Các đại biểu tham quan, tìm hiểu thiết bị mô phỏng mô hình tưới tiết kiệm nước bên thềm Hội thảo
 
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, năm 2011, toàn tỉnh có 10.416 ha cà phê bị ảnh hưởng do hạn hán, năm 2014 là 4.660 ha, năm 2016 tăng lên 71.890 ha. Do đó, để phát triển cà phê bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đã xây dựng các mô hình tưới nhỏ giọt công nghệ Israel, phun mưa dưới gốc... Qua đó, người trồng cà phê có thể tiết kiệm lượng nước tưới 30-60%; nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón; tiết kiệm nhân công lao động; tạo điều kiện cho cây trồng phát huy tối đa tiềm năng, năng suất... Đặc biệt, việc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước có thể điều chỉnh thời vụ thông qua sự điều tiết thời gian tưới trên hệ thống.
 
Thanh Hường

Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.