Multimedia Đọc Báo in

Khách hàng được trả gần 600 triệu đồng từ sản lượng điện mặt trời trên mái nhà

16:27, 25/06/2019

Công ty Điện lực Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 82 công trình điện mặt trời trên mái nhà đã ký hợp đồng mua bán điện với Công ty, tổng công suất đạt hơn 1801 kWp.

Một số khách hàng có công suất lắp đặt lớn như: Công ty Cổ phần đầu tư Xây Dựng và Kinh doanh chợ Buôn Ma Thuột có công suất thiết kế là 438 kWp; Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học Đắk Lắk công suất 86 kWp...

Tùy mức độ sử dụng của khách hàng, lượng điện thừa được phát lên lưới và ngành Điện mua lại với giá theo quy định hiện hành. Việc thanh toán được chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng hằng tháng sau khi hai bên xác nhận chỉ số điện năng và sản lượng điện phát dư lên lưới trong tháng. 

Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại Chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột
Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại Chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột

Tính đến nay, các khách hàng có sản lượng điện phát ngược lên lưới từ hệ thống điện mặt trời trên mái nhà đã được ngành Điện trả hơn 592 triệu đồng, tương đương 282.278 kWh.

Được biết, Đắk Lắk là một trong những địa phương có tiềm năng về điện mặt trời rất lớn do cường độ bức xạ cao, sản lượng điện bình quân trong năm lớn. Trước những lợi ích trong sử dụng nguồn năng lượng này, ngành Điện địa phương đã triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại trụ sở chính của Công ty và tiếp tục triển khai đến các Điện lực trực thuộc. Đồng thời, đơn vị cũng tích cực tuyên truyền lợi ích của điện mặt trời trên mái nhà và vận động khách hàng lắp đặt. Trong đó, Công ty tập trung chú trọng vào các khách hàng ở những khu vực có tiềm năng lớn như huyện Ea Súp, Buôn Đôn...

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.