Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn phương pháp khuyến nông

19:50, 15/06/2019

Từ ngày 12 đến 14-6, Ban Quản lý Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam” tổ chức Hội thảo, tập huấn phổ biến phương pháp tiếp cận của dự án và những phương pháp khuyến nông mới cho các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực tư nhân.

Tham dự có đại diện các công ty kinh doanh cà phê, nhà rang xay và xuất khẩu, đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp, các cơ quan, tổ chức kiểm soát chất lượng cà phê và hợp tác xã sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh.

Các học viên thực hành làm việc nhóm tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho nông hộ ở xã Pơng Drang, huyện Krông Búk
Các học viên thực hành làm việc nhóm tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho nông hộ ở xã Pơng Drang, huyện Krông Búk

Tại lớp tập huấn, 36 học viên được tìm hiểu phương pháp tiếp cận thực hiện Dự án, các phương pháp khuyến nông mới như thăm và tư vấn kỹ thuật cho từng hộ gia đình trồng cà phê, cách tổ chức lớp học nông dân trên thực địa, các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tập huấn cho nông dân một cách hiệu quả, cách lập kế hoạch bài giảng, thực hành làm việc nhóm theo từng nội dung như quản lý nước tưới, chất lượng cà phê, bón phân, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), ghép cải tạo, tỉa cành tạo tán… Ngoài ra, các học viên còn được thực hành mở lớp tập huấn cho nông dân tại vườn cà phê của nông hộ tại xã Pơng Drang, huyện Krông Búk.

Được biết, Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC) và Công ty Nestle toàn cầu tài trợ, Quỹ Neumann (HRNS/EDE Consulting) Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thực hiện trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên từ năm 2015 đến năm 2019. 

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.