Multimedia Đọc Báo in

Phát triển kinh tế nhờ nuôi trùn quế

09:20, 10/02/2020

Gia đình ông Nguyễn Văn Vân ở thôn Suối Cát (xã Xuân Phú, huyện Ea Kar) có 1,6 ha đất, trồng 1.500 trụ tiêu.

Năm 2016, vườn tiêu của gia đình bị bệnh chết hàng loạt. Vốn là dân làm nông nghiệp, ông Vân rất muốn trồng lại tiêu và một số cây ăn quả nhưng rút kinh nghiệm từ thất bại trước nên ông quyết định thử nghiệm mô hình nuôi trùn quế lấy phân bón cho cây trồng. Ông được Hội Nông dân huyện cho vay 40 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, xã Xuân Phú hỗ trợ 10 triệu đồng để làm khu chăn nuôi và mua 1 tấn nhân khối trùn quế về nuôi từ tháng 6 – 2018.

Cán bộ xã Xuân Phú (huyện Ea Kar) tìm hiểu mô hình nuôi trùn quế của gia đình ông Nguyễn Văn Vân.
Cán bộ xã Xuân Phú (huyện Ea Kar) tìm hiểu mô hình nuôi trùn quế của gia đình ông Nguyễn Văn Vân.

Với diện tích chuồng nuôi 200 m2, ông Vân quy hoạch thành 14 hố nuôi. Ông cho biết, trùn quế là loài khá dễ tính, thức ăn là các loại chất thải của vật nuôi và rơm, cây chuối nên chi phí đầu tư thấp.  Sau 30 - 45 ngày nuôi là có thể thu được trùn quế. Sau khi thử nghiệm nuôi thành công 200 m2 trùn quế, ông Vân đã mở rộng quy mô nuôi lên 400 m2 với 40 hố. Trung bình mỗi tháng ông thu được 80 kg trùn quế trưởng thành, bán với giá 35.000 đồng/kg và 10 tấn nhân khối (giá bán 15.000 – 17.000 đồng/kg) và khoảng 20 tấn phân bón trùn quế (bán với giá 3.200 đồng/kg). Theo tính toán, với 40 hố nuôi, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông có lãi trên 250 triệu đồng.

Điều đáng nói là nhờ phát triển chăn nuôi trùn quế, gia đình ông Vân đã xây dựng được mô hình sản xuất, chăn nuôi khép kín và bền vững. Với 4 sào đất trồng cỏ, ông mua thêm rơm, ngô để chăn nuôi bò, lấy phân nuôi trùn quế. Phân của trùn quế được dùng để chăm sóc 1.000 trụ tiêu, 600 cây bơ, vải, nhãn. Ngoài ra, trùn quế thịt được làm thức ăn chăn nuôi gà, ba ba, cá, lươn, cua đồng... Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn xử lý được vấn đề chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.