Multimedia Đọc Báo in

Kiến nghị Bộ Công thương xem xét, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của tỉnh

16:17, 29/05/2020

Liên quan đến việc doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh "kêu khó" vì kinh doanh thua lỗ, mới đây, Sở Công thương đã có văn bản gửi Bộ Công thương kiến nghị xem xét, tháo gỡ khó khăn cho các DN kinh doanh xăng dầu của tỉnh.

Báo cáo với Bộ Công thương, Sở Công thương Đắk Lắk nêu rõ, vừa qua có 14 DN kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn gửi đơn kiến nghị tập thể về chính sách điều hành giá bán xăng dầu và chiết khấu bán xăng dầu. Theo rà soát của Sở Công thương, đã có 2 đơn vị hiện đang tạm dừng kinh doanh là DN Tư nhân Quý Điều và Công ty TNHH MTV Dịch vụ - Sản xuất Thắng Thành (đều ở huyện Krông Năng). Cả 2 DN trên lấy nguồn cung cấp xăng dầu từ Công ty TNHH Nhiên liệu xăng dầu Miền Nam (tỉnh Bình Phước). Lý do hai DN này tạm dừng bán hàng là do nguồn hàng tồn trong kho các cửa hàng đã hết. Bên cạnh đó, hiện tại mức chiết khấu xăng dầu của các thương nhân giao đại lý quá thấp, có trường hợp âm, càng nhập hàng càng lỗ, không bảo đảm đủ chi phí DN.

1
Hai trong số ba cửa hàng bán lẻ của DN Tư nhân Quý Điều đã phải tạm ngừng kinh doanh

Theo Sở Công thương, điều này dễ kéo theo tình trạng các cửa hàng thua lỗ, tạm dừng bán hàng, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho người tiêu dùng địa phương. Do đó, Sở Công thương đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo các đầu mối cung ứng xăng dầu chủ động, bảo đảm nguồn cung, tăng mức chiết khấu cho đại lý để bảo đảm khả năng duy trì hoạt động của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng như phục vụ cho nhu cầu của người dân tưới tiêu trong mùa khô hạn trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ chỉ đạo các DN đầu mối xăng dầu chấp hành nghiêm những quy định về kinh doanh xăng dầu.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.