Multimedia Đọc Báo in

Thành phố Buôn Ma Thuột công bố dịch cúm H5N6

10:43, 17/08/2020

Trạm Chăn nuôi và Thú y TP. Buôn Ma Thuột cho biết, đơn vị vừa phát hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6, ở thôn 2 và 3 (xã Ea Kao) và tiêu hủy hơn 3.000 con gà.

Trước đó, vào ngày 10-8, đàn gà của hai gia đình đang khỏe mạnh thì xuất hiện tình trạng bỏ ăn, tiêu chảy, rồi chết hàng loạt. Cán bộ thú y lấy mẫu gửi đến Chi cục Thú y vùng V xét nghiệm, kết quả dương tính với cúm gia cầm H5N6 nên đem đi tiêu hủy toàn bộ đàn gà.

ảnh
Đàn gà bị chết do nhiễm vi rút cúm H5N6 trên địa bàn xã Ea Kao 

Để tránh dịch bệnh bùng phát, lây lan rộng, UBND TP. Buôn Ma Thuột đã ban hành Quyết định công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố. Theo đó, vùng có dịch là xã Ea Kao; vùng dịch bị uy hiếp gồm xã Hòa Thắng, xã Hòa Khánh, phường Ea Tam; vùng đệm gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Thành, Tân Lập.

Trong thời gian có dịch, UBND TP. Buôn Ma Thuột yêu cầu tạm dừng các hoạt động mua, bán, vận chuyển gà, vịt, ngan, ngỗng và sản phầm của gà, vịt, ngan, ngỗng ra, vào vùng dịch. Phòng Kinh tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Chủ tịch UBND xã Ea Kao và các phường, xã trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, nhanh chóng dập dịch không để lây lan.

ảnh
Cán bộ thú y phun thuốc tiêu độc khử trùng phương tiện đi ra, vào vùng dịch tại chốt kiểm dịch tạm thời

Hiện Trạm Chăn nuôi và Thú y TP. Buôn Ma Thuột đã tiến hành phun khử khuẩn khu vực xảy ra dịch; tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi tự mua vắc xin cúm gia cầm về tiêm và cán bộ thú y sẽ hỗ trợ tiêm phòng nếu chủ hộ chăn nuôi có nhu cầu. Xã Ea Kao cũng đã thành lập một chốt kiểm dịch tạm thời vệ sinh tiêu độc phương tiện ra vào vùng dịch…

Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.