Multimedia Đọc Báo in

Tiết kiệm hay lãng phí?

08:51, 26/10/2012

Mới đây, một đơn vị nọ đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mới. Có lẽ vì 5 năm mới diễn ra một lần nên đại hội được chuẩn bị khá chu đáo, kỹ lưỡng ở cả các khâu trước, trong và sau đại hội. Trước khi đại hội diễn ra khoảng 1 tuần, giấy mời khai mạc, bế mạc và kèm theo mỗi giấy mời đều có thư mời dự bữa cơm thân mật gửi đến các đơn vị. Để thể hiện tinh thần tiết kiệm tránh lãng phí, Ban tổ chức đại hội đã gửi thêm cho các khách mời thư ngỏ được in ấn công phu với nội dung “Đại hội không nhận hoa chúc mừng…”. 

Quả thực, nếu xét về mặt chủ trương thì đơn vị nọ chẳng có gì để chê trách, bởi một đại hội có quy mô thì tính tiết kiệm càng phải tăng cao. Thế nhưng, điều đáng nói là cách vận dụng để hiện thực hóa chủ trương ấy của đơn vị lại hoàn toàn trái ngược. Vẫn biết, giấy mời được in ấn công phu, trang trọng là cách để đơn vị thể hiện sự tôn trọng đối với khách mời, song việc mỗi giấy mời đều được đính kèm theo thư mời dự cơm thân mật lại trở nên rườm rà, không cần thiết. Trên thực tế, mặc dù thư ngỏ thông báo không nhận hoa chúc mừng đã được gửi đến tất cả khách mời, nhưng ngay trong lễ khai mạc, đại hội vẫn nhận được nhiều lẵng hoa của các đơn vị bạn ở cả trong và ngoài tỉnh gửi đến chúc mừng.

Lâu nay, mỗi khi tổ chức các buổi lễ kỷ niệm, hay đại hội rất nhiều đơn vị vẫn thường khéo léo gửi các thông điệp mời dự cơm thân mật hoặc đề nghị chuyển hoa chúc mừng thành sự ủng hộ khác… bằng một dòng chữ nhỏ in nghiêng nằm phía cuối của giấy mời dự lễ, vừa tế nhị, vừa tiết kiệm mà vẫn giữ được vẻ trang trọng. Còn với cách làm như đơn vị nọ, chủ trương tiết kiệm đề ra chưa đạt được hiệu quả mà lãng phí tiền in ấn đã thấy rõ.

Khánh Duy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.