Multimedia Đọc Báo in

Coi trọng hoạt động phản biện xã hội

14:47, 16/12/2012

Phản biện xã hội là một trong những hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là các nhà nước dân chủ, do dân, vì dân – như nước ta.

Bất cứ công trình, dự án nào, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia nếu có sự phản biện tốt, có sự tham gia tích cực của các chuyên gia hàng đầu thì sự thành công, hiệu quả của công trình gần như chắc chắn. Ngược lại nơi nào không coi trọng, bỏ qua sự phản biện của các nhà chuyên môn, nhà khoa học thì nguy cơ thất bại, phá sản, kém hiệu quả, lãng phí là rất lớn. Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã nhận thức rất sâu sắc, đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động phản biện, vận dụng sáng tạo đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm trong từng giai đoạn của lịch sử cách mạng. Đó là căn nguyên, cơ sở để đưa cách mạng nước ta đi hết thành công này đến thành tựu khác trong suốt chặng đường lịch sử dân tộc từ khi có Đảng đến nay. Trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, ngày 16-4-2012 Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 42-CT/TƯ về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam (Liên hiệp Hội). Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, có tính định hướng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với hoạt động phản biện xã hội.

Để hoạt động phản biện xã hội của các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoạt động hiệu quả, có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, nhất là việc quản lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, công trình trọng điểm, công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sự phát triển bền vững của đất nước... thì chính quyền các cấp phải có  quan tâm, đầu tư đặc biệt cho hoạt động này. Đặc biệt, cần quy định bắt buộc các chương trình, dự án quan trọng, phức tạp, có vốn lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhân dân, sự phát triển của địa phương, đất nước thì phải có báo cáo phản biện xã hội của Liên hiệp Hội hoặc các tổ chức xã hội có năng lực, uy tín. Có như vậy mới, hạn chế được rủi ro, lãng phí, thất thoát, gây ô nhiễm môi trường của các chương trình, dự án, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế tiêu cực, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.       

Vĩnh Linh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.