Multimedia Đọc Báo in

“Như thế là ít”!?

08:46, 16/08/2013

Vừa qua tại huyện Krông Ana, dịch heo tai xanh đã lan ra 7 xã (Quảng Điền, Bình Hòa, Ea Bông, Ea Na, Dur Kmăl, Băng Adrênh, Dray Sáp) và thị trấn Buôn Trấp, tổng trọng lượng lợn phải tiêu hủy lên đến 23.766 kg. Tuy nhiên trong khi trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Krông Ana Lại Thị Tự đã cho rằng: "thiệt hại như thế là ít". Vậy như thế nào mới gọi là thiệt hại nhiều?

Vẫn biết rằng, trong đợt bùng phát dịch heo tai xanh vừa qua, địa phương và cơ quan chuyên môn các cấp đã rất nỗ lực trong phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu thiệt hại. Thế nhưng với một địa phương thuần nông như huyện Krông Ana, chăn nuôi (trong đó có nuôi heo) là một trong những ngành quan trọng, mang lại nguồn thu đáng kể và không thể thiếu với người dân. Bởi người nông dân, thậm chí là đối với đa số nông dân hiện nay, việc chăn nuôi heo cũng chỉ mang hình thức hộ gia đình, nghĩa là mỗi hộ gia đình chỉ nuôi vài con heo. Bằng chứng là đợt bùng phát dịch bệnh vừa qua tại huyện Krông Ana đã ảnh hưởng đến hàng trăm hộ gia đình. Không ít trong số đó, việc nuôi  heo lại có thể là thu nhập chính và mọi chi phí từ chuyện chi tiêu sinh hoạt hàng ngày đến lo cho con cái đến trường... có thể phải trông chờ vào đàn heo ấy từng ngày. Thế nên nói cũng chẳng ngoa là "heo bệnh thì người cũng "bệnh" theo". Và dẫu biết rằng nhà nước đã hỗ trợ 25 nghìn/kg heo chết, nhưng số tiền ấy vẫn không đủ bù đắp thiệt hại cho người dân. Do đó, phải nói với nhau một điều rằng, đã là thiệt hại thì không có thiệt hại nào là ít cả...Thiết nghĩ, với các cơ quan chuyên môn như Trạm Thú y huyện, điều đó thậm chí phải được xem như là một thất bại nghiêm trọng của ngành, của những người có trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Lúc ấy may ra người nông dân mới “được nhờ”…

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.