Multimedia Đọc Báo in

Vệ sinh và môi trường nông thôn đang được cải thiện đáng kể

10:35, 06/11/2014
Việc triển khai Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần đáng kể trong việc cải thiện vệ sinh và môi trường ở khu vực này.
 
a
Trẻ em ở thôn 13, xã Cư Kbang, huyện Ea Súp lấy nước sinh hoạt từ công trình cấp nước tập trung
Chẳng hạn, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ mức 69,13% (năm 2010) lên 83,19% (năm 2013); tỷ lệ trường học mầm non, phổ thông ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 83,7% lên 85,7%; tỷ lệ trạm y tế xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 76,63% lên 91,11%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 41,47% lên 88,24%; tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh tăng từ 35,38% lên 49,4%...
Dù vậy, thực tế triển khai Chương trình này cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế, đáng kể là số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư xây dựng mới còn ít; tỷ lệ công trình bị hư hỏng, xuống cấp lớn do đã được đầu tư từ lâu; trách nhiệm quản lý, điều hành của UBND một số huyện, xã chưa cao; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh một cách tiết kiệm, hợp lý và giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng chưa được thường xuyên, sâu rộng; năng lực của các đơn vị, cá nhân được giao quản lý công trình còn nhiều yếu kém; người dân chi trả tiền nước không đầy đủ nên thu không đủ chi, không có kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng khi công trình bị hư hỏng, xuống cấp.
Lê Ngọc

Ý kiến bạn đọc


(Video) Hạ tầng số đi trước “mở đường” chuyển đổi số
Hạ tầng số được xem “viên gạch” đầu tiên đặt nền móng để thúc đẩy chuyển đổi số. Vì vậy, tỉnh Đắk Lắk đã và đang tập trung đầu tư, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số.