Multimedia Đọc Báo in

Cần chấn chỉnh hoạt động múa lân "rởm"

07:42, 18/09/2017

Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, thế nhưng gần đây khi trời chưa kịp tối, gia đình chị Nguyễn Ngọc Phượng ở đường Ama Khê (TP. Buôn Ma Thuột) đã phải vội vàng khóa cổng do lo ngại những đoàn múa lân “rởm” vào nhà.

Tương tự, bà Sương, chủ quán lẩu bò Hai Sương trên đường Quang Trung (TP. Buôn Ma Thuột) cũng rất đau đầu khi những đoàn lân cứ nối tiếp nhau tụ tập trước quán tổ chức múa và tràn vào quán múa xin tiền “lì xì” của thực khách… khiến nhiều người khó chịu. Nếu chủ nhà, chủ quán không cho hoặc cho quá ít thì các đội lân tiếp tục múa, đánh trống inh ỏi để “ăn vạ”… Nhiều người muốn yên tĩnh nghỉ ngơi hoặc kinh doanh buộc phải cho thêm tiền.

 Một số  em nhỏ tổ chức  múa lân  trên đường Ama Khê (TP. Buôn Ma Thuột).
Một số em nhỏ tổ chức múa lân trên đường Ama Khê (TP. Buôn Ma Thuột).

Chưa hết, nhiều đoàn lân “rởm” còn gây nguy hiểm khi rảo quanh một số tuyến đường để chặn đầu xe ôtô… biểu diễn xin tiền! Không ít tài xế bóp còi inh ỏi, tỏ rõ sự bực dọc nhưng nhiều nhóm lân vẫn không tránh đường; vài tài xế đành móc hầu bao lì xì mới được… thông đường. Ở những mùa Trung thu trước đã có một vài đoàn lân tràn ra đường gây tai nạn giao thông. Chưa kể một vài đội lân do tranh giành địa bàn biểu diễn dẫn đến mâu thuẫn đánh nhau, khiến lực lượng công an phải vào cuộc.

Mùa Trung thu đang đến gần, thiết nghĩ các gia đình cần quản lý con em không tham gia múa lân tùy tiện. Bên cạnh đó chính quyền các cấp cần có sự quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền, nhắc nhở và có biện pháp xử phạt đối với những đoàn lân gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người dân…

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.