Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

14:48, 22/07/2021

Ngày 21-7, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 6657/KH-UBND về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021 của Chính phủ.

Theo đó, UBND tỉnh quy định: chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản II Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh về việc hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Các chính sách còn lại thực hiện theo quy định tại Chương I đến Chương X của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong Kế hoạch này, UBND tỉnh quy định đơn vị thực hiện chi trả chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, cụ thể:

Người lao động đang giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk.
Người lao động đang giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk.

Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện.

Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động ngừng việc do Phòng LĐ-TBXH cấp huyện thực hiện. 

Chính sách hỗ trợ lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện.

Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế: Đối với các đối tượng là trường hợp F0, F1, trẻ em đang điều trị tại cơ sở y tế, đang thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly thì cơ sở y tế, cơ sở cách ly thực hiện. Đối với các đối tượng là trường hợp F0, F1, trẻ em đã kết thúc điều trị tại cơ sở y tế, đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày 7-7-2021 hoặc cách ly tại nhì thì UBND cấp xã thực hiện.

Chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch. Đối với viên chức hoạt động nghệ thuật: đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật nơi viên chức được đề nghị hỗ trợ đang làm việc thực hiện. Đối với hướng dẫn viên du lịch: Sở Văn hóa Thế theo và Du lịch thực hiện.

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: UBND cấp xã thực hiện.

Chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động: thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh về việc hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Chính sách cho vay vốn đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương ngừng phục hồi sản xuất: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk thực hiện.

Nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội cho người sử dụng lao động vay theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP là nguồn vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Khoản I Điều 41 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nguồn kinh phí hỗ trợ các đối tượng còn lại từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, nguồn dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

UBND tỉnh yêu cầu triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, góp phần ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời yêu cầu bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

Ân Hoàng

 


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.