Multimedia Đọc Báo in

Hơn 120 năm tù cho 41 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

12:30, 02/04/2021

Sau hai ngày xét xử, chiều 1-4 Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh đã tuyên án 41 bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản  với số tiền gần 1,7 tỷ đồng.

Bị cáo bị tuyên mức án cao nhất là 15 năm tù, người nhận mức án thấp nhất là 1 năm nhưng cho hưởng án treo. Cụ thể, bị cáo H’BLuên Kriêng (SN 1985) thường trú tại buôn Aring (xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar) là người chủ mưu trong vụ án bị tuyên mức án cao nhất là 15 năm tù. H’Bluên đã cùng những người khác thực hiện 59 vụ lừa đảo đối với 11 cơ sở gia chánh, tổng số tiền chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng và đã sử dụng 237 triệu đồng trong số tiền chiếm đoạt; bị cáo H Yãn Kbuôr ở buôn Huk A (xã Cư M'gar, huyện Cư M'gar) bị tuyên mức án 8 năm tù; 28 bị cáo bị tuyên mức án từ 1 năm đến 7 năm 6 tháng tù; 10 bị cáo bị tuyên 1 năm nhưng cho hưởng án treo và một bị cáo bị tuyên 9 tháng 17 ngày (đã chấp hành xong án).

Các bị cáo nghe Hội Đồng xét xử tuyên mức án.
Các bị cáo nghe Hội đồng xét xử tuyên mức án.

Tại phiên toàn, hầu hết các bị cáo đều nhận được tình tiết giảm nhẹ như: khai nhận toàn bộ hành vi của mình, là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; nhiều bị cáo thuộc hộ nghèo; gia đình có công cách mạng; đã chủ động khắc phục một phần hoặc hoàn toàn hậu quả nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt... Về phía bị hại, đại diện các cơ sở gia chánh cũng đã đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Liên quan trong vụ án này, bị can H’Mri Byă ở buôn Cuôr (xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar) đã bỏ trốn sau khi vụ án được khởi tố, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định truy nã nhưng đến nay chưa bắt được. Do đó, Hội đồng xét xử quyết định tách vụ án đối với bị can này đến khi nào bắt được sẽ xử lý theo pháp luật.

Hoàng Ân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.