Multimedia Đọc Báo in

Một gia đình hiếu học tiêu biểu

15:33, 23/09/2016

Gia đình ông Y Ngoét Byă (tên thường gọi là Aê Khoa) được mọi người trong buôn Ea Păl, xã Cư Ni (huyện Ea Kar) biết đến là một gia đình hiếu học tiêu biểu.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vợ chồng Aê Khoa luôn động viên con cái học hành và cố gắng bươn chải để cho các con ăn học đến nơi đến chốn. Trước đây, Aê Khoa là giáo viên dạy học tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong của xã Cư Ni. Đồng lương ít ỏi, để có điều kiện nuôi dạy con cái ăn học, vợ chồng ông phải xoay xở đủ nghề để có thêm thu nhập. Thấm thía cái nghèo, cái khổ của đời sống thuần nông nên vợ chồng ông càng quyết tâm hơn để cho con cái học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm ổn định.

Các con của Aê Khoa hiện đều đã trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định. Hai cô con gái tốt nghiệp ngành Sư phạm đang dạy học tại huyện M’Đrắk và Krông Pắc; người con thứ ba hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ea Kar; cậu con trai út là sinh viên năm cuối ngành Y của Trường Đại học Tây Nguyên.

Không chỉ tạo dựng cho các con một nghề nghiệp ổn định, bản thân Aê Khoa còn là tấm gương điển hình về phát triển kinh tế ở địa phương. Hiện nay, trên 1,5 ha đất, ông kết hợp trồng xen các loại cây như cà phê, tiêu, bắp mỗi năm trừ chi phí gia đình ông có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Những nỗ lực vượt khó, nuôi dạy con cái trưởng thành của gia đình Aê Khoa đã được các cấp, ngành ghi nhận và tôn vinh. Năm 2012, gia đình ông được Bộ GD-ĐT tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”; được công nhận gia đình hiếu học cấp tỉnh trong các năm từ 2008-2013. Gia đình Aê Khoa còn được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu. 

    H’Ngoan Niê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.