Multimedia Đọc Báo in

Tặng tủ sách nhân ái cho Trường Tiểu học, THCS Hòa Tân (huyện Krông Bông)

22:15, 23/04/2021

Sáng 23-4, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ (CLB) Vì đàn em thân yêu huyện Cư M’gar, Tủ sách nhân ái và Hội đồng Đội huyện Krông Bông tổ chức chương trình trao tặng Tủ sách nhân ái lớp em và Ngày hội văn hóa đọc năm học 2020 - 2021 cho Trường Tiểu học, THCS Hòa Tân (xã Hòa Tân, huyện Krông Bông).

Tại chương trình, CLB Vì đàn em thân yêu huyện Cư M'gar đã tặng Trường Tiểu học, THCS Hòa Tân 2 máy lọc nước trị giá 44 triệu đồng và hơn 800 đầu sách để xây dựng 16 tủ sách nhân ái lớp em.

TT
Các đơn vị tài trợ tặng sách và cây xanh cho học sinh và nhà trường.

Các đầu sách này được CLB Vì đàn em thân yêu huyện Cư M'gar vận động từ chương trình “Tủ sách lớp em Đắk Lắk”, chương trình “Tủ sách nhân ái”, tủ sách Quê Hương (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cùng các nhà hảo tâm và cựu học sinh xã Hòa Tân. Trường Tiểu học, THCS Hòa Tân là ngôi trường thứ 11 trên địa bàn tỉnh được nhận “Tủ sách nhân ái lớp em”. 

Nhân dịp này, Đoàn thiện nguyện do chị Vũ Thị Thu Hà, người sáng lập và kêu gọi mọi người chung tay, đồng hành cùng hành trình “1 tỷ cây xanh” đã đến thăm trường và tặng nhà trường 100 cây xanh, 1 tủ sách. Đồng thời giao lưu, chia sẻ với các em học sinh về lợi ích của việc đọc sách, tầm quan trọng của rừng đối với con người. 

tt
Học sinh Trường Tiểu học, THCS Hòa Tân chăm chú đọc sách.

Được biết, trong thời gian tới các đơn vị tài trợ tiếp tục tặng 5.000 cây xanh và 100 tủ sách cho các trường học trên địa bàn tỉnh, nhằm giúp học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, từ đó thay đổi nhận thức, hành động đối với rừng, cách ứng xử với thiên nhiên.

Như Quỳnh

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.