Multimedia Đọc Báo in

Động đất mạnh ở nhiều nơi trên thế giới

09:11, 14/06/2010
Ngày 13-6, một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển vùng Đông Bắc Nhật Bản và làm đình trệ một số tuyến đường sắt cao tốc ở vùng Tohoku.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết trận động đất trên xảy ra vào trưa 13-6 (giờ địa phương), với tâm chấn nằm ở độ sâu khoảng 40km ngoài khơi tỉnh Fukushima. Cường độ của trận động đất vào khoảng 5 độ (trên thang đo 7 độ của Nhật Bản) ở một phần tỉnh Fukushima và 4 độ ở một số tỉnh, trong đó có Miyagi, Yamagata... Các rung chấn của trận động đất này có thể cảm nhận ở nhiều nơi như đảo Hokkaido và thủ đô Tokyo. Cho đến nay, chưa có thông tin thiệt hại về người và của do trận động đất gây ra. Tuy nhiên, động đất đã làm đình trệ một số tuyến đường sắt cao tốc trong khoảng 10 phút. Để xử lý các hậu quả do trận động đất này gây ra, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một phòng liên lạc tại Văn phòng Thủ tướng để thu thập thông tin về trận động đất.
Cùng ngày, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra tại Ấn Độ Dương và cảnh báo sóng thần được đưa ra cho toàn khu vực. Vùng tâm chấn nằm ở độ sâu 35 km và cách đảo Banda Aceh của Indonesia khoảng 440 km. Ngay sau cơn địa chấn, trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) ra cảnh báo cho tất cả các vùng thuộc Ấn Độ Dương. Các nước có thể bị ảnh hưởng như Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan và Malaysia được đặt trong tình trạng báo động và theo dõi chặt chẽ nhưng sau đó PTWC cho biết chỉ Ấn Độ có nguy cơ bị ảnh hưởng. Cơn địa chấn gây rung chuyển tại sâu trong đất liền Ấn Độ dù cách tâm chấn hơn 1.000 km. Nhiều người dân nước này choàng dậy giữa đêm và chạy ra khỏi nhà trong cơn hoảng loạn.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.