Multimedia Đọc Báo in

Thông tin khoa học kỹ thuật mới

14:47, 21/06/2010

1. Giải pháp đối phó nạn ô nhiễm nước giếng ở Nam Á

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng trên 100 triệu người ở vùng nông thôn khu vực Nam Á đang phải đối mặt với nạn ô nhiễm nước giếng, đặc biệt là hàm lượng arsenic (thạch tín) cao làm cho tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ trẻ em và các bệnh nan y khác có chiều hướng tăng mạnh (riêng ở Bangladesh có khoảng 60 triệu người bị ảnh hưởng).
 
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia ở Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) mới đây đã đến thị sát Bangladesh và phát hiện thấy arsenic (chất không màu, không mùi, không vị, tồn tại dưới dạng dịch lỏng, nguyên tố được xem là chất gây ung thư rất tiềm ẩn). Việc nhiễm độc arsenic ở khu vực Nam Á tập trung phần lớn ở khu vực kề cạnh dãy Himalaya, nó được tiết ra từ đá, xói mòn vỉa than và trầm tích có chứa arsenic sau đó ngấm vào sông hồ, đồng ruộng, nhất là những vùng đất thấp nơi có người dân sinh sống. Việc ô nhiễm giếng nước ăn là do giếng đào quá nông, nguồn nước chủ yếu từ sông hồ, đồng ruộng ngấm vào. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra giải pháp  mang tính tình thế:
- Đào giếng càng sâu càng tốt để tiếp cận tầng nước ngầm sạch, không bị ô nhiễm arsenic, nhất là giếng dùng cho sinh hoạt.
- Thường xuyên tiến hành công tác thử chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
- Khảo sát địa chất kỹ lưỡng để chọn những vùng có hàm lượng arsenic thấp để đào giếng.
- Kiểm tra chất lượng các giếng hiện tại,  chỉ nơi nào bảo đảm chất lượng mới cho dùng cho mục đích sinh hoạt lẫn tưới tiêu.
- Xây dựng hệ thống lọc nước, lưu trữ nguồn nước sinh hoạt bảo đảm chất lượng hơn.
2. Người cũng bị nhiễm virus máy tính
 
Theo nguồn tin công bố trên tờ Science Daily (Mỹ) số ra cuối tháng 5 vừa qua, tiến sĩ Mark Gasson ở ĐH Tổng hợp Reading (Anh) vừa qua đã bị  nhiễm loại virus máy tính, trở thành  người đầu tiên trên thế giới bị nhiễm loại virus này. Ông Mark Gasson đã bị nhiễm virus thông qua việc cấy một chip máy tính vào cánh tay trong khuôn khổ Dự án kiểm chứng khả năng tăng cường sức khỏe bằng các thiết bị cấy ghép y học. Đây thực chất là một máy tính siêu nhỏ có khả năng truyền thông, nhớ và sao chép dữ liệu, vì vậy nó có thể nhiễm các loại virus giống như các loại máy tính thông thường. Thiết bị cấy ghép vào cánh tay của Gasson có tên là chip RFID (thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến) được cấy vào tay trái cuối năm 2009. Đây là công nghệ không mấy phức tạp nhằm để chống trộm, nhất là nạn trộm cắp hàng hóa, động vật cảnh, cho phép theo dõi qua điện thoại di động và giống như máy tính, khi nhiễm virus các số liệu sẽ bị triệt tiêu, thiết bị làm sai chức năng dẫn đến bị "treo". Việc nhiễm virus nói trên đã tạo ra một cuộc cách mạng mới, giúp khoa học hiểu sâu thêm cơ chế "nhiễm trùng", cho ra đời hệ chip mới khắc phục những nhược điểm vốn có của các loại chip hiện tại, nhất là khi nó được cấy ghép vào cơ thể con người.
3. Tìm ra phương pháp tính toán mức thay đổi phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính
Đây là phương pháp mới giúp con người tính toán được mức độ phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trong đất canh tác do các nhà khoa học thuộc Viện sinh học Năng lượng của Mỹ phát minh. Theo phương pháp
 
này, lượng khí gây hiệu ứng khí nhà kính (gọi tắt là trị số GHGV) phụ thuộc vào số lượng và kích thước của cây trồng, khả năng hệ sinh thái thu nạp hoặc nhả ra các loại khí nhà kính cũng như những tác động tự nhiên khác như nạn cháy rừng, hủy hoại môi trường do bão lụt... Các loại khí nhà kính là nguyên nhân lưu giữ nhiệt, thủ phạm gây biến đổi khí hậu, bao gồm CO2, Methane (CH4) - có khả năng lưu giữ nhiệt gấp 25 lần so với CO2 trong khoảng thời gian ngắn; Nitrous oxide (N2O), đây là sản phẩm phụ không mong muốn do quá trình bón phân trong nông nghiệp. Phương pháp này giúp con người tính toán được các loại khí phát tán (quy đổi ra CO2), từ đó có phương pháp ngăn ngừa hữu hiệu, đặc biệt là ban hành các quy định để hạn chế việc phát tán CO2 vào môi trường.
4. Lai tạo thành công giống đậu mới kháng nấm
Các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) và một số trường ĐH¬ ở Mỹ vừa  nghiên cứu và lai tạo thành công giống đậu mới có khả năng kháng được nấm rỉ rất tốt. Để tạo ra loại đậu này, các nhà khoa học đã bổ sung thêm một số gen kháng nấm cho loại đậu thông thường là gen Ur-11, Ur-3 và qua trồng thử nghiệm tại North Dakota và Michigan (Mỹ) cho thấy chúng đã kháng được nhiều loại nấm gây bệnh, đặc biệt là nấm rỉ (rust) thường gặp ở các loại đậu được canh tác tại 21 quốc gia châu Mỹ và 11 quốc gia châu Phi hiện nay.
Khắc Nam
(Theo Net/SD- 6/2010)

Ý kiến bạn đọc


(Video) Hỗ trợ người dân vùng khó tiếp cận bảo hiểm y tế
Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ có nhiều điểm đổi mới, trong đó có quy định hỗ trợ 70% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số đối tượng đã giúp người dân huyện Krông Bông có thẻ bảo hiểm y tế phòng thân.