Multimedia Đọc Báo in

Hình phạt bạo lực làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở trẻ

10:43, 04/07/2012

Phát vào mông trẻ, đá đít, xô đẩy chúng, tát vào mặt- những hình phạt tưởng chừng là rất nhẹ này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần ở trẻ khi chúng trưởng thành. Đây là kết luận trong một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Canada.

Dựa theo kết quả khảo sát hơn 600 người trưởng thành tại Mỹ, các nhà khoa học đã rút ra kết luận nguy cơ mắc bệnh tâm thần ở những người khi bé thường xuyên bị các bậc phụ huynh áp dụng các hình phạt nhẹ như phát vào mông cao... hơn khoảng 2-7% so với với những người không bị đối xử như vậy. Giới chuyên gia cho rằng con số này có thể không cao, nhất là so với tỷ lệ hơn 50% số người Mỹ thừa nhận thường xuyên bị phát vào mông hoặc đá đít khi còn bé, song nó cho thấy việc trừng phạt thể xác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần sau này như thế nào.

Giới chuyên gia hy vọng nghiên cứu mới về tác hại của các hình phạt thể xác nhẹ đối với trẻ nhỏ sẽ giúp các bậc cha mẹ và người lớn nói chung thay đổi cách hành xử của mình với con trẻ. Thay vì la mắng và phạt chúng (dù chỉ đơn giản là phát vào mông, đá đít....), người lớn hãy kiềm chế cơn nóng giận và tìm cách nói chuyện với trẻ để xây dựng một mối quan hệ bình đẳng, tin tưởng và gần gũi nhau hơn.

K.O (nguồn VOV)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.