7 lý do nên hạn chế ăn đường
Theo các chuyên gia ở Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), dưới đây là 7 lý do để bạn hạn chế hoặc tránh xa các thực phẩm nhiều đường.
1. Báo động nạn lạm dụng đường
Hiện nay tình trạng có nhiều người "nghiện" đồ ngọt đã ở tới mức báo động; trong khi ngưỡng cho phép tối đa chỉ có 6 thìa cà phê đối với phụ nữ và 9 thìa cà phê/ngày đối với đàn ông. Đường hiện diện rất nhiều trong nhóm thực phẩm ăn nhanh, kẹo bánh hoặc đồ uống được bổ sung đường hay chế biến từ đồ ngọt. Để khắc phục nạn nghiện đồ ngọt, mọi người nên dùng các loại dầu thay thế và tốt nhất là hạn chế dùng càng ít đường càng tốt.
2. Đường làm cho não xử lý thông tin không chính xác
Nếu ăn quá ngọt, như đường fructose có trong xirô, hoặc đường tinh luyện có trong đồ uống, bánh kẹo sẽ dần làm suy yếu hormone của cơ thể. Các thông báo do hormone tạo ra gây kích hoạt não làm cho lúc nào người ta cũng có cảm giác đói, giống như người chưa ăn và lâu ngày phát sinh tính háu ăn, ăn nhiều, gây béo phì, làm cho não xử lý thông tin không chính xác và lâu dài phát sinh nhiều bệnh nan y về thần kinh. Giải pháp: Nên giảm ăn đường, dùng thực phẩm nguyên chất, ít qua chế biến.
3. Đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể
Theo nghiên cứu do Viện Y học (IOM) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ thực hiện, đường là thủ phạm đẩy nhanh quá trình lão hóa. Fractose, một phân tử có trong đường là thủ phạm gây lão hóa cao gấp 7 lần so với glucose có trong đường, thông qua quá trình hình thành các gốc tự do ôxy, gây tổn thương, tiêu diệt tế bào và làm tăng các loại bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch và tổng thể thúc đẩy quá trình lão hóa tiến triển nhanh hơn so với mức bình thường.
4. Đường nhuộm "nâu" mô của cơ thể
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở AHA thì đường chính là thủ phạm "tạo rỉ sắt" thông qua cơ chế stress ôxy hóa khi con người có tuổi càng cao. Nó biến các mô của cơ thể thành màu nâu thông qua cơ chế gọi là phản ứng Maillard. Nếu lạm dụng đường lâu dài sẽ đẩy nhanh phản ứng này và cuối cùng làm cho quá trình nhuộm “nâu” tế bào càng tiến triển mạnh hơn.
5. Gia tăng bệnh gan nhiễm mỡ
Lạm dụng đường lâu dài sẽ làm cho gan làm việc quá tải để xử lý đường và chuyển nó thành mỡ gan. Một số loại mỡ trong số này không được thải ra khỏi gan nên tạo ra căn bệnh gan nhiễm mỡ, hay còn gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không phải vì rượu. Trong quá trình này, tuyến tụy phải bài tiết thêm nhiều insulin và cuối cùng làm cho gan suy yếu. Trung bình, những người ăn thêm 1.000 calo từ đường chỉ tăng trọng lượng cơ thể khoảng 2% nhưng lại tăng rủi ro bệnh gan nhiễm mỡ tới 27%. Vì lý do này, mọi người nên chú ý đến hàm lượng đường có trong thức ăn.
6. Gây bệnh nghiện chất ngọt
Giống như chất gây nghiện khác, tuy không nghiêm trọng, nhưng nếu ăn đường nhiều có thể làm cho con người ta phải phụ thuộc vào đường. Lý do, dopamine có trong đường là chất truyền dẫn thần kinh làm cho con người ta dễ chịu sau khi ăn đường và nếu có quá nhiều fructose sẽ gây ngắt các tín hiệu tích cực có trong cơ thể và làm cho tật nghiện đường tăng lên. Vì vậy mọi người nên kiểm soát lượng đường ăn hằng ngày và chỉ nên dùng ở mức hợp lý và có lợi.
7. Làm "cứng hóa" mạch máu
Những người ăn nhiều đường, lạm dụng lâu dài thường có hội chứng tổn thương lớp lót thành động mạch. Glucose chính là thủ phạm gây ra hiện tượng nói trên, nó làm cho các tế bào bị cứng hóa, tổn thương và lâu ngày làm cho lớp lót bên trong thành động mạch dầy thêm, độ nhạy giảm và làm cho thành mạch máu co cứng, tắc nghẽn, máu lưu thông giảm mạnh. Giải pháp: Nên giảm đường trong khẩu phần ăn hằng ngày, tăng cường thực phẩm nguyên chất, bổ sung thêm rau xanh, trái cây.
Khắc Hùng
(Theo CCO-9/2013)
Ý kiến bạn đọc