7 cách đơn giản "xoa dịu" bệnh viêm họng
Một số phương thức làm giảm bệnh viêm họng:
- Súc miệng bằng nước muối: Lợi thế của súc miệng bằng nước muối là tiêu diệt vi khuẩn, vì vậy muối được xem là một vị thuốc. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy có khoảng 40% những người bị viêm họng nếu súc miệng nước muối 3 lần/ngày sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là lỗ mũi, khoang mũi, miệng, họng và thanh quản. Bạn có thể tự pha chế dung dịch nước muối để dùng cho bản thân và gia đình theo công thức: 1 muỗng muối pha với nửa ly nước ấm, khuấy đều để lắng, súc miệng và giữ trong miệng khoảng 30 giây, sử dụng 3 lần/ngày.
- Sử dụng mật ong: Mật ong không chỉ chứa các vitamin có lợi cho sức khỏe mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm; đôi khi mật ong tự nhiên còn tốt hơn cả xirô trị ho bởi nó tạo ra một lớp lót tốt hơn cho cổ họng. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, mật ong càng có màu vàng đậm thì tính năng, hiệu quả lại càng cao, do giàu hàm lượng chất chống oxy hóa. Do chanh có tác dụng làm co rút các màng nhầy nên bạn có thể pha 1 muỗng mật ong, vắt nửa quả chanh với trà nóng để làm tăng gấp đôi khả năng bảo vệ cổ họng, hạn chế nguy cơ viêm rát.
- Súp hay phở gà: Súp gà, phở gà giàu axit amin giúp làm loãng đờm ở phổi, hỗ trợ cơ thể tống khứ những thứ có hại nhanh ra ngoài nên làm giảm viêm, đau họng do hội chứng tích tụ đờm gây ra. Ngoài ra súp gà còn có khả năng tốt trong việc tiêu diệt virus giống như thuốc kháng viêm. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao, hãy sử dụng loại súp gà, phở gà bổ sung thêm rau và gia vị, bởi sự phối hợp giữa rau, gia vị với thị gà và nước súp sẽ làm tăng tính năng trị liệu của món ăn khoái khẩu này.
- Ngải đắng và hoa cúc dại: Lá ngải đắng được dùng như một phương thuốc trị khản giọng hoặc ho rất hiệu quả. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ, ngải đắng sẽ có hiệu quả cao nếu được kết hợp với các loại dược thảo khác. Ví dụ ngải đắng kết hợp với hoa cúc dại sẽ làm giảm được tình trạng ngứa rát họng, tác dụng tương đương các loại thuốc xịt có chứa các loại hóa dược.
- Sử dụng tỏi: Tuy tỏi có mùi hắc, khó chịu nhưng ngậm một nhánh tỏi sẽ có tác dụng như thuốc trị ho, giúp ích cho cổ họng không bị nhiễm trùng bởi tỏi có chứa allicin là chất kháng sinh mạnh, có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn. Bạn có thể ngậm một nhánh tỏi ngay sau khi cảm thấy ngứa ở cổ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và ngậm càng lâu càng tốt, lý tưởng nhất là từ 5-10 phút.
- Rễ cam thảo: Rễ cam thảo đã được y học cổ truyền phương Đông dùng trị viêm họng và nhiễm virus trong nhiều thế kỷ; ngày nay vẫn được dùng khá rộng rãi trong dân gian bằng cách ngâm nước súc miệng.
Khắc Nam
(Theo MH – 9-2014)
Ý kiến bạn đọc