Multimedia Đọc Báo in

Số ca bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh giảm mạnh

17:49, 26/05/2015

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, mặc dù đang trong thời điểm chuyển mùa nhưng các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết và tay chân miệng đều giảm.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 49 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 192 trường hợp mắc tay chân miệng. So với cùng kỳ năm 2014, số mắc các bệnh này giảm khoảng 55% (thời điểm này năm trước ghi nhận 89 ca bệnh sốt xuất huyết và 426 ca bệnh tay chân miệng).

Theo đánh giá của ngành chức năng, thời gian qua số ca mắc các bệnh lây nhiễm nói trên giảm mạnh một phần là do ý thức phòng bệnh của người dân được nâng cao. Sau một thời gian dài, ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng bệnh trong nhân dân, qua đó người dân đã biết cách tự phòng bệnh, biết cách xử lý, cách ly khi mắc một số bệnh lây truyền.

Ngành y tế tiến hành phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết tại các địa bàn dân cư.
Ngành y tế tiến hành phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết tại các địa bàn dân cư.

Tuy dịch bệnh có chiều hướng giảm, nhưng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khuyến cáo người dân không nên chủ quan trong thời tiết nắng nóng kéo dài, thực hiện ăn chín uống sôi; giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn… để tránh nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, trong thời điểm mùa mưa, người dân nên chủ động vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy).

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.