Multimedia Đọc Báo in

5 xét nghiệm phát hiện nhanh nguy cơ ngộ độc thực phẩm

05:56, 05/09/2015

Nhằm hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm do khuẩn E. Coli và Listeriacho gây ra, các nhà khoa học vừa nghiên cứu tìm ra 5 xét nghiệm dưới đây.

1.Sữa: Đại học Bắc Kinh (PU), Trung Quốc vừa cho ra đời một loại thẻ nano vàng (GNT) in chìm trong bao gói thực phẩm. Thẻ có tuổi thọ tương đương với sản phẩm sữa chứa bên trong, nếu sữa xấu đi thì thẻ cũng biến dạng. Sự thay đổi màu sắc của thẻ báo cho hay sữa đã suy giảm chất lượng, kể cả khi biến chất mà không biến màu hoặc có mùi.  GNT có thể sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào nếu được đóng gói kín như đồ uống, dược phẩm, vắc-xin, hay các sản phẩm tương tự khác.

2. Thịt: Đối với thịt hết hạn thường ít có dấu hiệu dễ nhận biết nên người ta thường vứt bỏ thực phẩm khi chất lượng vẫn còn tốt hoặc đã quá tệ. Để khắc phục, nhóm chuyên gia hóa học tại Viện Công nghệ Massachusett Mỹ (MIT) đã cho ra đời một cảm biến mỏng ép vào bên trong bao bì. Các ống nano carbon kim loại của vật liệu lót này mang một dòng điện và giảm dòng khi gặp amin, hóa chất phát ra khi thịt biến chất, điều này cho biết thịt không bảo đảm chất lượng và nên  bỏ.

3. Cá: Cơ Quan quản lý Thực-Dược phẩm Mỹ (FDA) quy định mức độ an toàn của thủy ngân trong một số loại cá, ví dụ trong cá ngừ là 1 phần triệu nhưng cách lấy mẫu và đánh giá của các công ty thường không đồng nhất nên kết quả cũng không chính xác. Hãng Catch Safe vừa nghiên cứu thành công một phép thử sinh thiết mẫu cá ngừ ngay tại bến tàu, chính xác đến 0,1 phần triệu (ppm), rất tiện lợi cho việc thương phẩm khi xuất khẩu.

4. Dầu ô liu: Các chuyên gia ở  Đại học California (Mỹ) vừa phát triển thành công một cảm biến sinh học điện hóa đi từ enzyme có khả năng phát hiện nhanh aldehydes và cho biết dầu ô liu tinh khiết hay kém chất lượng.

5. Rau xanh, trái cây: Trung tâm Nghiên cứu thí nghiệm Lawrence Livermore  (Mỹ) vừa phát minh một loại thuốc xịt an toàn, có tên DNA Trax. Sử dụng AND chiết xuất từ thực vật để tạo ra một mã vạch phân tử theo dõi chất lượng sản phẩm và nguồn gốc nông sản, rất hữu ích cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Khắc Hùng

(Theo PS- 8/2015)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.