Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M'gar chú trọng khám, điều trị bệnh bằng y học cổ truyền

09:35, 25/06/2016

Trạm Y tế xã Quảng Tiến là một trong những điểm sáng về công tác khám, điều trị bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn huyện Cư M’gar.

Hiện trạm có một phòng khám bệnh y học cổ truyền riêng biệt, với đầy đủ các trang thiết bị như: Máy điện châm, đèn hồng ngoại, kim châm cứu, bơm tiêm và khay, tranh châm cứu, phác đồ xử lý vựng châm... Các cán bộ của Trạm còn tích cực sưu tầm, học hỏi phương pháp trồng và chăm sóc từng loại cây dược liệu, đến nay đã xây dựng được vườn thuốc nam với nhiều loại cây thuốc. Trạm Y tế xã Quảng Tiến hiện có 6 cán bộ y tế, trong đó có một y sĩ y học cổ truyền. Mỗi năm, bình quân trạm đã khám, điều trị bệnh bằng y học cổ truyền cho khoảng 2.000 lượt bệnh nhân (đạt gần 40% so với tổng số khám chung), chủ yếu là các bệnh cho người già, bệnh mãn tính, xương khớp và thần kinh... Năm 2015, Trạm y tế xã Quảng Tiến được công nhận đạt tiên tiến về y học cổ truyền giai đoạn 2015 – 2020”.

Trạm Y tế xã Quảng Tiến xây dựng vườn cây thuốc nam với đủ chủng loại theo quy định.
Trạm Y tế xã Quảng Tiến xây dựng vườn cây thuốc nam với đủ chủng loại theo quy định.

Huyện Cư M’gar hiện có 17 trạm y tế xã, thị trấn, trong đó có 9 trạm có cán bộ chuyên trách công tác y học cổ truyền (gồm: các xã Ea Tar, Ea Kiết, Quảng Tiến, Cuôr Đăng, Cư Suê, Ea M’nang, Ea Tul và thị trấn Quảng Phú, Ea Pốk). Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong những năm qua Trung tâm Y tế huyện đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; các hoạt động nghiên cứu, phát triển nguồn dược liệu, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác y học cổ truyền được quan tâm thực hiện. Trung tâm còn chú trọng đề xuất với ngành cấp trên đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị y tế tại các trạm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong việc khám và điều trị bệnh... Nhờ vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám, điều trị bệnh bằng y học cổ truyền đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân trong vùng, 100% trạm có phòng khám riêng biệt, xây dựng được vườn thuốc nam, tủ đựng y dụng cụ, giường châm cứu, đèn hồng ngoại, máy diện châm, bộ giác hơi, phác đồ xử lý vựng châm và máy hấp dụng cụ y tế... Năm 2015, các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đã khám, điều trị bệnh cho 38.127 lượt người bằng phương pháp y học cổ truyền (đạt 32,4% tổng số khám chung toàn huyện); trong đó, có 12.326 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, nhu châm. Hiện đã có  2/17 trạm y tế được công nhận đạt tiên tiến về y học cổ truyền giai đoạn 2015 – 2020.

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.