Multimedia Đọc Báo in

Chuẩn bị liên thông các kết quả xét nghiệm khám bệnh

14:40, 15/03/2017

Mới đây, Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện hạng I và tương đương rà soát, lập kế hoạch thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện.

Yêu cầu này nhằm thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 27-2-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025, thực hiện theo Công văn số 1154/VPCP-KGVX ngày 13-2-2017 của Văn phòng Chính phủ về lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và tương đương.

Cụ thể, lộ trình liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế sẽ được thực hiện trước ngày 1-7-2017; bệnh viện hạng I và tương đương trước ngày 1-1-2018. Đến năm 2025, sẽ liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên toàn quốc.

Tại hội thảo tăng cường quản lý chất lượng xét nghiệm y học do Bộ Y tế tổ chức ngày 13-3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện sẽ được thực hiện thông qua 3 trung tâm kiểm nghiệm chất lượng xét nghiệm ở 3 vùng miền trên cả nước. Từ đó, sẽ khắc phục được tình trạng người bệnh bị yêu cầu làm lại nhiều xét nghiệm trùng nhau khi chuyển cơ sở y tế.

Được biết, hiện cả nước có 38 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, 492 bệnh viện tỉnh, 629 bệnh viện tuyến huyện, 31 bệnh viện ngành và hơn 30.000 cơ sở y tế ngoài công lập. Từ năm 2011 đến nay, số lượng xét nghiệm ở các bệnh viện tăng nhanh qua các năm, trung bình từ 15-20%.

Kim Oanh (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.