Multimedia Đọc Báo in

Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2019

18:18, 26/04/2019

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 3020/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2019.

Kế hoạch đề ra mục tiêu 95% trẻ từ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin MR (không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubella trước đó), góp phần tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi, rubella trong cộng đồng. Theo đó, từ tháng 4 đến tháng 6-2019, có 134.312 trẻ từ 1-5 tuổi tại 12 huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ cao (gồm: TP. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Lắk, Krông Búk, Ea H’leo, Krông Pắk, Krông Ana, Cư M’gar, M’Đrắk, Krông Năng, Ea Kar, Cư Kuin) sẽ được tiêm mũi vắc xin nói trên.

Tiêm vắc xin phòng sởi - rubella cho trẻ tại Trạm y tế xã Cư Êbur.
Tiêm vắc xin phòng sởi - rubella cho trẻ tại Trạm y tế xã Cư Êbur.

Chiến dịch này sẽ được tổ chức tiêm chủng đồng loạt tại trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ, trạm y tế trong một hoặc nhiều đợt theo cụm huyện, xã tùy theo điều kiện của từng địa phương. Để đảm bảo không bỏ sót trẻ, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương điều tra, lập danh sách trẻ từ 1-5 tuổi trước khi triển khai tiêm chủng; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và chủ động đưa con em đi tiêm chủng.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.