Multimedia Đọc Báo in

Đôi điều băn khoăn về Nghị định 34/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

10:24, 31/05/2010
Ngày 20-5, Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực, thay thế Nghị định 146/NĐ-CP. Tuy nhiên, vấn đề khiến chúng tôi băn khoăn là một số Điều khoản trong Nghị định khó có thể thực hiện nghiêm trong thực tế. Xin nêu ra một số ví dụ:
- Phạt người đi bộ: Ai cũng biết, tình trạng người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ khá phổ biến nhưng chế tài xử phạt khó thực hiện được. Điều 12, Nghị định 34/2010 NĐ-CP quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000-120.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Vấn đề ở đây là, trường hợp người dân vi phạm khi đi bộ tập thể dục, không mang theo tiền, giấy tờ tùy thân thì xử phạt thế nào (bởi nếu điều khiển phương tiện có thể tạm giữ giấy tờ, phương tiện). Thậm chí, thì có mang theo tiền, giấy tờ nhưng họ nói không mang theo, chẳng lẽ CSGT lại khám hay giữ người. Hơn nữa, trong thực tế, còn nhiều điểm phân luồng giao thông thiếu vạch kẻ đường cho gnười đi bộ sang đường; nhiều tuyến phố, vỉa hè bị chiếm dụng để kinh doanh, giữ xe, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường, thì xác định lỗi tại ai? Người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông hay người chiếm dụng vỉa hè?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
- Xử lý trẻ em từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu lực từ 1-7-2009) đã quy định: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên phải đội mũ bảo hiểm. Để cụ thể hóa quy định này, điểm K, khoản 3, Điều 9, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ghi rõ: “Phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hểim không cài quai đúng quy cách...”. Vì thế, các bậc phụ huynh, người thân khi chở con em dưới 6 tuổi để chứng minh đều cần phải mang theo giấy khai sinh. Nhưng thực tế rất ít phụ huynh làm như vậy. Còn nếu có mang giấy khai sinh nhưng lại không có ảnh kèm thì CSGT cũng “bó tay”. Tốt nhất là các bậc phụ huynh hãy tập thói quen cho con em mình phải đội mũ bảo hiểm khi  ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
 
Rõ ràng, để các quy định về an toàn giao thông được thực hiện nghiêm túc, góp phần giảm thiểu tai nạn, ngoài sự nghiêm minh, xử lý kiên quyết của lực lượng CSGT, thanh tra giao thông, chủ yếu vẫn là ý thức tự giác của người tham gia giao thông.
Nguyễn Tiến Tỏa

Ý kiến bạn đọc