Multimedia Đọc Báo in

Tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại do voi rừng gây ra đối với sản xuất nông nghiệp

22:53, 23/10/2018

Trung tâm Bảo tồn voi cho biết trong 2 năm 2018 và 2019 đơn vị phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên thực hiện đề tài nghiên cứu “Xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại do voi rừng gây ra ở khu vực có xung đột voi - người trong vùng đệm Vườn Quốc gia Yok Đôn’’ với kinh phí 550 triệu đồng.

Đề tài tập trung nghiên cứu để tìm ra một hệ thống kỹ thuật canh tác, cơ cấu cây trồng phù hợp để thay đổi các loài cây trồng hiện nay đang là thức ăn ưa thích của voi thành những loài cây voi không thích ăn; hướng đến việc giữa voi và con người có thể sống hài hòa hơn và góp phần giảm thiểu thiệt hại cho người dân ở khu vực voi rừng thường xuyên xuất hiện.

Không chỉ phá hoại hoa màu, voi rừng còn tấn công cả voi nhà ( trong ảnh m)
Không chỉ phá hoại hoa màu, voi rừng còn tấn công cả voi nhà (Trong ảnh: Một con voi nhà ở huyện Buôn Đôn bị voi rừng tấn công làm bị thương ở đuôi).

Theo ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi trong những năm gần đây, xung đột voi  -người thường xuyên diễn ra. Voi rừng liên tục kéo về phá hoại hoa màu, chòi rẫy, một số trường hợp còn tấn công làm con người bị thương. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2018 đến nay đã có 10 đợt voi rừng kéo về về khu vực dân cư sinh sống, sản xuất ở những khu vực gần rừng thuộc các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’gar để kiếm ăn, phá hoại 14,8 ha hoa màu, 1,3 ha điều, 3 chòi rẫy, 3.000 cây giống...  “Ở những khu vực voi hoang dã thường xuất hiện người dân thường trồng bắp, đậu, sắn, lúa, chuối…là những loài thức ăn voi ưa thích nên thu hút, dẫn dụ voi về, do đóviệc tìm kiếm cây trồng thay thế, phương thức canh tác phù hợp để phòng tránh voi rừng rất cần thiết”, ông Luân cho hay.

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.