Multimedia Đọc Báo in

45 sự kiện chính trong Năm Du lịch Quốc gia 2014 Tây Nguyên

10:42, 12/08/2013

Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt đã họp phiên thứ 2 vào tuần trước tại tỉnh Lâm Đồng nhằm rà soát các nội dung chuẩn bị cho sự kiện này.

Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”, Năm Du lịch Quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng đăng cai tổ chức sẽ chính thức khai mạc vào cuối tháng 12-2013 và diễn ra trong suốt cả năm 2014, trong đó tập trung cao điểm vào 3 khoảng thời gian là đầu năm, dịp hè và cuối năm.

Hiện đã có khoảng 45 sự kiện chính thức đã được thống nhất và sẽ do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các tỉnh: Lâm Đồng, Dak Lak, Dak Nông, Gia Lai và Kon Tum tổ chức. Một số sự kiện tiêu biểu như: Liên hoan nghệ thuật thổ cẩm và trình diễn trang phục Tây Nguyên; Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc; Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc; Tuần phim Việt Nam và Triển lãm ảnh toàn quốc tại Đà Lạt, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Tây Nguyên, Lễ hội đua voi Buôn Đôn…

Lễ hội
Lễ hội đua voi Buôn Đôn

Ngoài ra, tất cả các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia phải được tổ chức hết sức tiết kiệm và đặc biệt chú trọng đến chất lượng và chiều sâu, tránh hình thức và sâu khấu hóa. Chú ý đến chất lượng, hiệu quả hoạt động, kết hợp yếu tố văn hóa và du lịch. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề nghị các địa phương trong khu vực Tây Nguyên, cùng với sự tham gia, hỗ trợ của các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tăng cường công tác sưu tầm, kiểm kê các di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là trang phục, sử thi và nghệ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên để đưa vào các hoạt động, giới thiệu tới du khách nhân dịp Năm Du lịch quốc gia 2014.

H.G. (Theo Cinet.gov.vn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.