Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam

23:00, 13/08/2013

Ngày 12-8, tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam. Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức.

Tham dự liên hoan có gần 1.000 diễn viên đến từ 17 đoàn nghệ thuật, trong đó có 3 đoàn nghệ thuật quốc tế là Vương quốc Campuchia, CHDCND Lào, Liên bang Myanma và 14 đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc trong nước: Nhà hát Ca múa dân gian Việt Bắc, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Lào Cai, Đoàn Nghệ thuật Kon Tum, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Dak Lak, Đoàn Nghệ thuật ca múa nhạc Vĩnh Phúc, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Bình Dương, Đoàn Ca múa nhạc Công an nhân dân, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Sơn La, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long- Hà Hội, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Đoàn Nghệ thuật Quân khu II, Đoàn nghệ thuật Cao Bằng và Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Quảng Trị.

Theo quy định của Ban tổ chức, các tác phẩm tham gia liên hoan là thanh nhạc, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ, nhạc đệm cho hát phải được trình diễn trực tiếp. Riêng phần nhạc cho múa được sử dụng băng từ, CD thu thanh trước. Các tác phẩm đã từng đoạt giải trong các đợt liên hoan, hội diễn cuộc thi chuyên nghiệp không được tham dự liên hoan. Các đơn vị nghệ thuật trong nước và quốc tế đều được tham gia 1 chương trình nghệ thuật ca múa nhạc tổng hợp có thời lượng tối thiểu 60 phút, tối đa 70 phút. Đối với các đoàn nghệ thuật quốc tế, các tác phẩm tham gia liên hoan phải có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước; ca ngợi những thành tựu của dân tộc, quốc gia đã đạt được trong quá khứ và hiện tại; ca ngợi tình hữu nghị của các nước trong cộng đồng ASEAN, đặc biệt là tinh thần đoàn kết giữa các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam. Chương trình phải mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia. Đối với các đơn vị nghệ thuật trong nước, các tác phẩm tham gia liên hoan phải có nội dung ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người; ca ngợi những thành tựu của Đảng, Nhà nước và nhân dân, thể hiện niềm tin, khát vọng vươn tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Đoàn ca múa dân tộc tỉnh Dak Lak sẽ mang đến liên hoan chương trình ca múa nhạc với chủ đề “Đến với cao nguyên” bao gồm ba chương: Chương I: Liên khúc hát múa hữu nghị; Chương II: Núi rừng cao nguyên; Chương III: Thảo nguyên mùa nhớ và Chương IV: Đến với cao nguyên.

Hội đồng nghệ thuật tham gia chấm và xét giải thưởng Liên hoan gồm 7 thành viên, trong đó 3 thành viên thuộc các đoàn Lào, Campuchia, Myanma, là các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, quản lý nghệ thuật có uy tín, tài năng được lựa chọn đảm bảo sự chính xác, khách quan, công bằng.

Liên hoan là dịp để nghệ sĩ các nước giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật, thắt chặt tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị của cộng đồng khối ASEAN trong lĩnh vực văn hóa .

Ngay sau lễ khai mạc, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam bắt đầu chương trình biểu diễn với tên gọi: “Chung một dòng sông” với các tiết mục hát, múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước đổi mới…

Liên hoan nghệ thuật Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam diễn ra từ ngày 12 đến 18-8

H.G (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.