Multimedia Đọc Báo in

Ngày Xuân tham dự Lễ cúng bến nước ở Krông Bông

08:42, 01/02/2019

Đã thành truyền thống, sau khi kết thúc một mùa rẫy (thường là giáp Tết cổ truyền của dân tộc)  chủ bến nước ở buôn Tliêr (xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) lại chuẩn bị gạo, heo, rượu nếp để cúng bến nước của buôn làng cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bộ thu.

Bà con trong buôn tự nguyện mang gạo, gà, heo, bầu, bí, rượu... đóng góp cho chủ bến nước để tổ chức lễ cúng, đồng thời là để tổng kết năm cũ, đón chào năm mới trong niềm hân hoan.

Từ sáng sớm bà con đã tập trung đông đủ tại nhà chủ bến nước. Họ cùng tham gia đi lấy nước, nấu xôi, làm thịt heo, khiêng rượu, cột rượu thành hàng dài cạnh bếp lửa và treo chiêng theo nghi thức cổ truyền.

Sau nghi thức lễ cúng bến nước, mọi người trong buôn ăn uống vui vẻ cho đến tận chiều tối. Trước khi ra về, chủ bến nước gửi mỗi người đến dự một miếng xôi, một miếng thịt để tỏ lòng cảm ơn đã đến giúp việc trong mấy ngày diễn ra lễ cúng.

Lễ cúng bến nước của đồng bào Êđê buôn Tliêr (xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) có ý nghĩa giáo dục mọi thành viên trong buôn phải biết giữ gìn nguồn nước, bảo vệ môi trường thiên nhiên, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ sự bình yên của cộng đồng.

Dưới đây là một số hình ảnh về nghi thức cúng bến nước: 

1
Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, các nghệ nhân đánh một hồi chiêng dài báo hiệu với thần linh lễ cúng bến nước bắt đầu.

 

Đường ra bến nước
Tiếp đó, cử một đoàn người đi ra bến nước. 

 

1
Thầy cúng chọn chỗ đất bằng ở bến nước đặt các lễ vật. 

 

6
 Sau khi lễ vật bày xong, thầy cúng khấn thần núi, thần suối, thần sông, thần nước... phù hộ cho buôn làng nguồn nước trong lành, không bao giờ cạn, người người khỏe mạnh, mùa rẫy mới bắp lúa đầy kho, nhà nhà no đủ.

 

_DSC3567.JPG
Thầy cúng lấy một ít cơm trắng, rượu đặt xuống đất...

 

7
...tiếp đến lấy ít rượu hòa tiết heo vẩy xung quanh bến nước ngụ ý mời các vị thần giữ gìn nguồn nước cho buôn làng.

 

8
Các thiếu nữ của buôn xuống bến nước múc nước...

 

Đem nước về buôn
...đem nước về buôn.

 

Trên đường về buôn, thầy cúng, gia đình chủ bến nước cùng bà con trong buôn thực hiện Thực hiện nghi thức cúng
Thầy cúng theo chủ bến nước đến cây plang cạnh đường lên xuống bến nước (cổng bến nước) làm lễ cúng thần cây plang. Lễ vật gồm có rượu pha tiết heo cùng một bát thị heo để nhờ thần coi giữ bến nước đuổi thần ác đi, gọi điều lành về.

 

1
 Cúng xong mọi người theo chủ bến nước về nhà.

 

... thực hiện nghi thức cúng tại chân cầu thang nhà chủ bến nước.
Đến sân nhà chủ bến nước, thầy cúng làm lễ cúng thần đất, thần nước, thần lúa và linh hồn tổ tiên ông bà cầu xin phù hộ cho buôn làng mùa rẫy tới cái nghèo, cái đói lùi xa, buôn làng bình yên, mọi người hòa thuận.

 

1.JPG

Sau cùng thầy cúng mời chủ bến nước uống rượu cần của ché thứ nhất, rồi trao cần rượu cho chủ đất, tiếp đến là vợ của chủ bến nước, vợ của chủ đất cùng các con và dân làng trong buôn. Cứ thế mọi  người nối tiếp nhau uống cho đến ché thứ bảy.

 

1
 Phía sau nhà chủ bến nước, bà con chế biến những món ăn truyền thống như: thịt nướng ống tre, cơm lam, xôi nếp....

 

2
 ... đặc biệt là món thịt nướng để ăn mừng lễ cúng bến nước, đón chào năm mới.

 

 Nguyên Hoa 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.