Multimedia Đọc Báo in

Cần lưu ý chứng nhiễm khuẩn nước tiểu ở các bé gái

17:24, 11/06/2010

 

Dù lành tính, nhưng hay xảy ra ở các bé gái, những trường hợp nhiễm khuẩn nước tiểu phải được trị liệu ngay từ những triệu chứng đầu tiên.
Phải luôn chú ý đến một trẻ nhỏ 18 tháng thường biếng ăn, không lên cân và có biểu hiện sốt cho dù đứa trẻ đã qua những xét nghiệm bình thường ở viện. Khi chứng nhiễm khuẩn trở nên nặng, ta có thể nhầm lẫn các triệu chứng với nhau như sốt cao, ói mửa, tiêu chảy và ngỡ là chứng viêm dạ dày – tiểu tràng (gastro-entérite). Ở một trẻ lớn, các triệu chứng thường được ghi nhận rõ nét hơn: luôn muốn đi tiểu, có cảm giác nóng rát lúc tiểu tiện. Khi cơn nhiễm lan dần đến mô thận, cơn sốt sẽ vượt hơn 38,5 oC, đứa trẻ rên đau vùng thắt lưng, hoặc vùng hông bụng. Liền đó, bác sĩ cho xét nghiệm tế bào vi khuẩn của nước tiểu (EUBU).
Trẻ nhỏ được trích lấy nước tiểu ngay tại nhà, đựng trong một túi đã khử khuẩn. Túi này phải được thay trong mỗi 20 phút, nếu đứa trẻ không tiểu được, tuy nhiên túi đựng nước tiểu được trích lấy như thế không bảo đảm vệ sinh. Ở một trẻ lớn, nước tiểu được trích lấy giữa dòng, đựng vào chai đã diệt khuẩn. Trong hai trường hợp này, người ta luôn khử trùng trước, thật cẩn thận bộ phận sinh dục của trẻ và nước tiểu được lấy ngay ở phòng xét nghiệm. Tại đây, mầm nước tiểu được cất giữ riêng biệt trong 36 giờ.
Để nhằm biết cảm ứng của mầm trách nhiệm đề kháng với các thể loại kháng sinh, người ta thực hiện sau đó một trụ sinh đồ (antibio – gramme). Khi sự nhiễm khuẩn mắc phải ở bàng quang (gây viêm bàng quang), bệnh nhân sẽ được sử dụng dược phẩm uống từ 5 đến 7 ngày. Nếu cơn nhiễm khuẩn mắc nơi mô cao của thận (trong chứng viêm thận – bể thận, pyéloéphrite), kháng sinh sẽ được áp dụng trị liệu ngay từ đầu, qua đường tĩnh mạch và sau đó được dùng dược phẩm uống từ 10 đến 15 ngày. Với chứng viêm thận – bể thận, bác sĩ cho áp dụng một số xét nghiệm, bảo đảm không có chướng ngại cản trở sự dẫn lưu nước tiểu và không có sự hồi lưu bất thường của nước tiểu, cũng như sự nghịch lưu dẫn từ bàng quang trở về thận, hoặc có sỏi thận. Khi có một bất thường nhỏ, hoặc có khiếm khuyết liên quan đến nước tiểu, bệnh nhân được chăm sóc đều đặn hơn, thường kết hợp với trị liệu tiệt khuẩn dài hạn. Ở những trường hợp khác, thường hiếm hoi, lại phải cần đến can thiệp phẫu thuật.
*Để ngăn ngừa chứng viêm bàng quang lặp lại: Cần lưu ý vài quy tắc sau đây: luôn cho trẻ uống nhiều nước, từ đó thường tiểu tiện giúp bàng quang được rỗng trống, không để trẻ bị táo bón bằng cách cho trẻ dùng những bữa ăn giàu chất rau và trái cây, giúp trẻ chùi rửa kỹ lưỡng sau khi tiểu và đại tiện.
Hồng Anh (st)

Ý kiến bạn đọc