Multimedia Đọc Báo in

Cần cẩn trọng với bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

06:52, 27/09/2015
Giai đoạn chuyển mùa thường ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em do sự thất thường của thời tiết. Trong thời gian qua, số trẻ em bị mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, mũi họng, đặc biệt là viêm phổi có xu hướng gia tăng.

Viêm phổi là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tổn thương cấp tính, lan tỏa hai bên phổi làm rối loạn trao đổi khí tại phổi gây nên tình trạng suy hô hấp. Theo bác sĩ chuyên khoa I Bùi Văn Hinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Khi phát hiện trẻ bị bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, đặc biệt là các thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì như vậy sẽ làm lu mờ triệu chứng của bệnh, rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị. Việc các bậc cha mẹ nên làm là hạ thân nhiệt cho trẻ như chườm mát cho trẻ bằng nước ấm; làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm dãi, cho trẻ nằm cao đầu, nới rộng quần áo; cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, tránh để thức ăn bị trào ngược gây sặc, ho; vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, theo dõi sát tình trạng khó thở của trẻ để kịp thời báo cho bác sĩ.

Để phòng bệnh viêm phổi cho trẻ, người chăm sóc trẻ cần mặc đủ ấm cho trẻ, nhất là khi ra ngoài trời vào buổi đêm, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát; vệ sinh thân thể, răng miệng cho trẻ sạch sẽ. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Đối với trẻ lớn, nên cho trẻ uống nhiều nước. Bồi dưỡng thêm cho trẻ với những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng mở rộng.

Nếu trẻ có những biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.                

Hồng Vân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.