Multimedia Đọc Báo in

7 ý tưởng trong "cuộc chiến" chống kháng thuốc

09:58, 20/06/2015

Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, kể cả chuyên môn lẫn lỗi của người tiêu dùng nên phát sinh nhiều hệ lụy nan giải.

Để giúp tìm ra giải pháp ứng phó tình trạng này, tại Anh vừa công bố giải thưởng mang tên Longitude Prize, trị giá 15 triệu USD cho những ai tìm ra giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn hiện tượng này. Longitude Prize được ví như giải X Prize do Nesta, tổ chức phi lợi nhuận ra đời trên 5 năm điều hành, thường xuyên cập nhật thông tin, ý tưởng mới, trong số có một số đề xuất dưới đây vừa được cập nhật.

1. Máy quét cơ thể

Máy quét hay máy soi chiếu cơ thể (Body Scanner) được lấy cảm hứng từ phim Star Trek, sử dụng tia laser hồng ngoại để "thẩm vấn sinh hóa máu" tiếp xúc với "dấu vân tay miễn dịch của vi khuẩn gây bệnh". Nó có khả năng phân tích những dấu hiệu quan trọng của cơ thể qua cách chạm nhẹ vào da người, sau đó máy sẽ gửi dữ liệu cho một máy tính riêng biệt. Hiện đã có một loạt các thiết bị nói trên được nghiên cứu phát triển, bao gồm cả màn hình kiểm soát glucose  "phi xâm lấn". Nếu nhìn qua, thiết bị này không liên quan gì đển kháng thuốc, nhưng lại giúp tìm ra thủ phạm gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh.

2. Thiết bị đính kèm điện thoại di động

Tương tự như máy quét, một thiết bị phát hiện kháng thuốc kháng sinh được gắn kèm vào điện thoại thông minh. Đây là những thiết bị xử lý cục bộ, tiêu hao ít năng lượng, trong đó điện thoại là thiết bị chủ đạo dùng cho mục đích phân tích và lưu giữ số liệu cần thiết. Việc kết hợp này thực sự là đột phá trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh, vừa rẻ tiền lại mang lại độ tin cậy cao.

3. Xét nghiệm Lollipop Strep

Theo Tiến sĩ Roger Highfield, thành viên hội đồng giải thưởng của Nesta, Lollipop Strep là thử nghiệm đơn giản, xét nghiệm chứng viêm họng liên cầu dưới dạng một lollipop thay đổi màu sắc khi có mặt của khuẩn Streptococcus. Lý do, hàng triệu người đi khám viêm họng mỗi năm, trong đó, có người mắc bệnh là do vi khuẩn, một số lại do các nguyên nhân khác. Khi phát hiện thấy nguyên nhân, đặc biệt là khi có mặt vi khuẩn strep, bác sĩ sẽ không kê đơn kháng sinh vì nó không mang lại hiệu quả.

4. Xét nghiệm dư lượng kháng sinh

Xét nghiệm dư lượng kháng sinh hay thử nhanh (Lateral Flow Test) là thủ thuật giống như thử nghiệm mang thai ở phụ nữ giai đoạn thai kỳ. Kit thử này, dùng nước tiểu, máu, hoặc nước bọt được làm bệnh phẩm và thông qua hoạt hóa mao dẫn đưa vào một ngăn trung tâm, tại đây nó sẽ tiếp xúc với các tác nhân dò bệnh, giống như một kháng thể. Nếu các phân tử cần tìm có mặt, thì ngay lập tức xuất hiện một dấu hiệu dạng dòng kẻ#, bác sĩ nhanh chóng biết được mức độ nhiễm trùng của chủ thể. Quan trọng hơn là biết được dấu hiệu di truyền đặc trưng liên quan đến hiện tượng kháng kháng sinh.

5. Nanobots

Một trong những hướng đi khả thi nhất trong “cuộc chiến” chống kháng kháng sinh tương lai là sử dụng nanobots. Đây là những rôbốt cực nhỏ, cấp độ nano có thể lang thang trong cơ thể, phát hiện nhanh các hoạt động của vi khuẩn. Các nanobots này thực chất là những cỗ máy thông minh, siêu nhỏ và đa năng, có thể thực hiện các chức năng đo kiểm cơ bản như đánh giá các dấu hiệu viêm nhiễm diễn ra trong nội tạng, phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm trùng. Hiện nay có nhiều thế hệ rôbốt đã và đang được nghiên cứu, thử nghiệm, được ví như thế hệ “bác sĩ thông minh” giúp y học chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh kháng kháng sinh.

6. Phòng thí nghiệm mini

Thiết bị chẩn đoán bệnh dưới dạng phòng thí nghiệm mini (Mini Lab) là hệ thống thiết bị mới thông minh, có thể thực hiện nhiều xét nghiệm cùng một lúc hoặc xét nghiệm một mẫu cho nhiều mục đích khác nhau. Mini Lab có khả năng xét nghiệm được hàng chục dạng nhiễm trùng và hàng chục kháng thể tương ứng với các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, như xét nghiệm trình tự gen đã được ứng dụng thành công bằng Lab Mini.

7. Yếu tố con người

Theo tiến sĩ Roger Highfield, ở lĩnh vực nào yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng, kể cả y học. Ngoài việc tìm ra giải pháp chống kháng thuốc, con người cũng cần có kiến thức để sử dụng thuốc chữa bệnh một cách thông minh hơn, vừa giảm chi phí, lại hạn chế các phản ứng phụ gây ra. Theo Nesta, trước tiên nên hạn giảm dùng thuốc kháng sinh, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các loại kháng sinh dùng cho động vật, vật nuôi và cây trồng. Theo dõi tốt hơn hiệu quả sử dụng thuốc và phát hiện nhanh các tác động tiêu cực do dùng thuốc kháng sinh gây ra. Khuyến khích mọi người, nhất là các công ty dược phẩm phát triển các thế hệ thuốc mới, kể cả giải pháp chữa bệnh không dùng thuốc, hay dùng các loại thuốc that thế, vừa thân thiện môi trường lại có lợi lâu dài cho sức khỏe con người.

Duy Hùng

(Theo Fastcoexist- 6/2015)


Ý kiến bạn đọc