Multimedia Đọc Báo in

Công tác tăng gia sản xuất ở một đơn vị bộ đội vùng biên

09:00, 01/07/2014
Đến thăm Đại đội bộ binh 2 (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Súp), ấn tượng đầu tiên đập vào mắt mọi người là doanh trại khang trang, chính quy, được bao bọc bởi một màu xanh của những giàn bầu bí, mướp và vườn rau tươi tốt. Ít ai hình dung được rằng, trước đây khu vực này chỉ là một bãi đất đầy sỏi đá, khô cằn.
 
Thế nhưng chỉ sau hơn hai năm đầu tư công sức, cải tạo đất đai, đơn vị đã quy hoạch được khu tăng gia sản xuất một cách bài bản, hợp lý, gồm các khu vực: chăn nuôi gà, vịt, lợn, dê; tiếp đến là hơn 2.500m 2 đất trồng các loại rau muống, su hào, bắp cải. Đưa chúng tôi đi tham quan khu vực tăng gia, Thượng úy Nguyễn Văn Thế, Đại đội trưởng Đại đội bộ binh 2 không giấu vẻ tự hào, khẳng định: “Có thể xem đây như một “cái chợ thu nhỏ” của đơn vị, bởi trong vườn hầu như có đầy đủ các loại rau quả. Còn cá, thịt, nếu đơn vị có nhu cầu  chỉ cần kéo lưới, hoặc mổ thịt ngay tại chỗ là đủ cung cấp cho anh em dùng”. Được biết, để xây dựng “Cái chợ thu nhỏ ấy” cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã đổ biết bao mồ hôi, công sức, hằng ngày cứ sau giờ huấn luyện, bộ đội lại tập trung vào việc, gieo trỉa, chăm sóc cây trồng, vật nuôi… Nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô, đơn vị đã đầu tư kinh phí xây dựng bể trữ nước mưa để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu. Còn để có được những luống rau xanh tốt thì cán bộ, chiến sĩ đã tận dụng phân chuồng, cỏ dại băm nhỏ, đào hố ủ mục, trộn đều vào đất đã được cày tơi, rồi mới xuống giống…
Nhờ đẩy mạnh công tác tăng gia, sản xuất các đơn vị bộ đội đã tự túc  được 100% rau xanh các loại.
Nhờ đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất các đơn vị bộ đội đã tự túc được 100% rau xanh các loại.

Theo Thượng úy Nguyễn Văn Thế, để đối phó với “bài toán” tài chính eo hẹp trong khi tình hình giá cả các mặt hàng liên tục leo thang, đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác dạy”, thời gian qua Đại đội đã đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất nhằm chủ độn bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm, hậu cần tại chỗ. Theo đó, hàng năm cấp ủy ra nghị quyết chuyên đề triển khai cho toàn đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc; giao cho từng tổ, đội tận dụng những khoảnh đất trống xung quanh để tăng gia sản xuất, coi đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá kết quả thi đua hàng năm giữa các trung đội, tiểu đội với nhau… Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của 100% cán bộ, chiến sĩ. Binh nhất Dương Văn Diệp tâm sự: “Sau những giờ huấn luyện vất vả trên thao trường, công việc tăng gia sản xuất đem lại niềm vui và những giây phút thư giãn cho anh em. Vả lại, được ăn “rau sạch, thịt sạch” do chính tay mình tạo nên vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vừa tiết kiệm được một phần kinh phí chi tiêu cho đơn vị.

Nhờ tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ của tập thể cán bộ, chiến sĩ, khu tăng gia sản xuất của đơn vị ngày càng phát triển, đơn vị duy trì đầy đủ lượng lương thực, thực phẩm dùng hằng ngày cũng như dự trữ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Hiện nay, “tài sản” của đơn vị là một đàn gia súc, gia cầm với trên 400 con; một vườn rau rộng, bảo đảm tự túc 100% đủ rau xanh các loại “mùa nào thức nấy”. Từ công tác tăng gia sản xuất, đơn vị đã đưa thêm vào bữa ăn của bộ đội trên 2.000 đồng/người/ngày và gần 30.000 đồng 1 người/ngày vào các ngày lễ tết, nhờ đó đời sống vật chất của cán bộ, chiến sĩ ngày càng được cải thiện, tỷ lệ quân số khỏe bảo đảm đạt trên 98%. Nguồn thu từ việc tăng gia sản xuất cũng đã giúp các tổ, đội, đơn vị xây dựng được quỹ phúc lợi, phục vụ việc thăm hỏi bộ đội cũng như các gia đình địa phương nơi đóng quân những lúc ốm đau, hoạn nạn... Sản phẩm “cây nhà lá vườn” còn được đơn vị dành tặng nhân dân ở địa phương, qua đó càng làm tăng thêm tình đoàn kết quân dân nơi đơn vị đóng quân.

 Thảo Nhi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.