Multimedia Đọc Báo in

Kinh nghiệm hay trong công tác tổ chức phong trào Thi đua Quyết thắng ở một huyện vùng xa

09:29, 25/08/2014
Phát huy vai trò của đội ngũ chỉ huy trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào; thường xuyên tổ chức kiểm tra, chấm điểm các mặt thi đua một cách chặt chẽ, khoa học, đúng thực chất; kịp thời tuyên dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến… là những giải pháp đồng bộ được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Krông Năng triển khai, nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) những năm qua….

“Nếu phong trào TĐQT được triển khai một cách nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả thì phong trào sẽ phát triển sâu rộng và trở thành động lực thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để đạt được mục tiêu ấy, trước mắt đội ngũ cán bộ, chỉ huy cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa của công tác này, từ đó trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo đơn vị thực hiện, tránh tư tưởng đơn giản, chủ quan” - Thượng tá Đỗ Thanh Hoài, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự huyện khẳng định. Đó cũng chính là khâu then chốt, quyết định đến hiệu quả của phong trào TĐQT. Từ nhận thức trên, cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã phát huy, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo phong trào TĐQT theo phương châm 4 trực tiếp: trực tiếp tổ chức phát động, trực tiếp triển khai thực hiện, trực tiếp kiểm tra và trực tiếp tiến hành sơ, tổng kết. Song song với việc quán triệt các chỉ thị của Đảng, nhà nước, quân đội về công tác thi đua đến 100% cán bộ, chiến sĩ, Ban Chỉ huy đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua phù hợp với đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị, đồng thời tổ chức phát động, tiến hành ký kết giao ước thi đua giữa các bộ phận, tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các bộ phận với nhau và duy trì phong trào thường xuyên, liên tục.

Huấn luyện kỹ thuật bắn súng bộ binh.
Huấn luyện kỹ thuật bắn súng bộ binh.

Song song với công tác phát động, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã kiện toàn Hội đồng thi đua khen thưởng, thường xuyên duy trì nghiêm chế độ kiểm tra, đánh giá, chấm điểm… thông qua các buổi giao ban định kỳ. Đây cũng là một công tác quan trọng trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, bởi theo như chia sẻ của Thượng tá Đỗ Thanh Hòa: Nếu chỉ tổ chức phát động mà không kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện của các đơn vị thì  phong trào thi đua chỉ mang tính hình thức, bề nổi. Nhận thức rõ vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng, Hội đồng Thi đua-khen thưởng huyện luôn duy trì đều đặn công tác này cũng như tuân thủ nghiêm quy chế chấm điểm. Quá trình kiểm tra, các thành viên trong Hội đồng thi đua - khen thưởng đánh giá kết quả hưởng ứng của các đơn vị một cách chính xác, trung thực, khoa học, công tâm; thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, tồn tại của các đơn vị trên tinh thần góp ý, xây dựng để họ đề ra phương hướng khắc phục. Một cách làm hay, hiệu quả khác mà Ban Chỉ huy Quân sự huyện triển khai nhằm nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua là chia các đơn vị thành những Cụm thi đua theo địa giới hành chính để có thể kiểm tra chéo nhau, như vậy các đơn vị sẽ giám sát chặt chẽ lẫn nhau, kết quả kiểm tra sẽ phản ánh khách quan, đúng thực chất hơn.

Khâu cuối cùng của phong trào TĐQT mà Ban Chỉ huy Quân sự huyện chú trọng thực hiện đó là kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ. Theo đó cấp ủy, chủ huy đơn vị kịp thời cổ vũ phong trào thi đua, tuyên truyền về kết quả thi đua, gương người tốt, việc tốt; giới thiệu, thăm quan mô hình làm điểm, đơn vị điển hình tiên tiến. Công tác khen thưởng được lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng nguyên tắc. Hội đồng thi đua và cơ quan chính trị bám sát phong trào thi đua; đánh giá khách quan, chính xác kết quả thi đua của từng cá nhân, đơn vị; khen thưởng đúng người, đúng việc. Kết quả đã có hàng trăm tập thể, cá nhân được khen thưởng và trở thành chính là những là hạt nhân, nòng cốt, giúp phong trào thi đua Quyết thắng lan tỏa trong toàn đơn vị.

 Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.