Multimedia Đọc Báo in

Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới Lữ đoàn Đặc công 198

22:06, 26/05/2017

Ngày 26-5, Lữ đoàn Đặc công 198 (Bộ Tư lệnh Đặc công) - đứng chân trên địa bàn xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc) tổ chức lễ tuyên thệ cho 230 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2017.

Quang cảnh buổi lễ tuyên thệ chiến sĩ mới.

Đợt tuyển quân năm 2017, Lữ đoàn Đặc công 198 tiếp nhận 230 tân binh đến từ 5 địa phương trong tỉnh Đắk Lắk gồm: TP. Buôn Ma Thuột và các huyện Ea Kar, Krông Pắc, Krông Năng, M’Đrắk. Bước vào mùa huấn luyện, mặc dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nội dung huấn luyện nhiều, cường độ cao nhưng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, Lữ đoàn đã tổ chức huấn luyện chặt chẽ, đúng kế hoạch và đạt mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Trong thời gian 3 tháng, các chiến sĩ mới được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, quân sự, hậu cần và kỹ thuật.

Thượng tá Lê Viết Dự, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Đặc công 198 đánh giá kết quả huấn luyện.

Theo Thượng tá Lê Viết Dự, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Đặc công 198, chất lượng huấn luyện chiến sĩ mới năm 2017 đạt kết quả cao; trong đó, nội dung bắn súng AK bài 1b đạt khá, ném lựu đạn bài 1 đạt giỏi, sử dụng lượng nổ đánh phá mục tiêu đạt giỏi, cộng sự ngụy trang đạt giỏi, khắc phục vật cản đạt giỏi, kỹ thuật chiến đấu bộ binh đạt khá.

Đại diện chiến sĩ mới tuyên thệ dưới Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngoài kết quả trên, các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới đã tổ chức huấn luyện đầy đủ các nội dung trong chương trình quy định, trong đó huấn luyện điều lệnh đội ngũ đạt khá; giáo dục chính trị đạt giỏi; thể dục thể thao đạt khá; hậu cần, kỹ thuật đạt giỏi.

Chiến sĩ mới tham gia duyệt đội hình, đội ngũ.

Ngay sau lễ tuyên thệ, chiến sĩ mới được biên chế về các Liên đội của Lữ đoàn để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ. Cũng trong dịp này Lữ đoàn Đặc công 198 đã tuyên dương 2 tập thể và 8 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong học tập và huấn luyện.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.