Multimedia Đọc Báo in

Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 5

Chủ động phòng ngừa cháy nổ ở cơ sở

11:03, 21/08/2018

Kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC); đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia chữa cháy cũng như siết chặt công tác quản lý địa bàn… là những giải pháp đồng bộ được Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 5 triển khai, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những vụ hỏa hoạn xảy ra trên địa bàn.

Phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 5 phụ trách địa bàn rộng, gồm các huyện Cư Kuin, Krông Ana và Lắk. Ngay sau khi được phân công địa bàn, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, được lãnh đạo Phòng quan tâm triển khai là tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các huyện thành lập Ban chỉ đạo PCCC và cứu nạn cứu hộ, do một đồng chí phó chủ tịch huyện làm trưởng ban. Với việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo  PCCC và cứu nạn cứu hộ từ cấp huyện đến cấp xã, công tác quản lý nhà nước về PCCC được thực hiện nghiêm, chặt chẽ. Chính quyền các địa phương đã ý thức, trách nhiệm, xác định tầm quan trọng của công tác PCCC đối với an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nên đã quan tâm, chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch, đề ra nhiều giải pháp triển khai đồng bộ…, không để xảy ra các vụ cháy nổ.

Cảnh sát PCCC số 5 thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Siêu thị Nguyễn Kim. Ảnh: Đ.Triều
Cảnh sát PCCC số 5 thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Siêu thị Nguyễn Kim. Ảnh: Đ.Triều

Xác định công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc tự bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình, doanh nghiệp, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 5 tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân, xem đây là nhiệm vụ then chốt, trọng tâm trong công tác phòng ngừa hỏa hoạn. Để nâng cao hiệu quả công tác này, Phòng đã phân công mỗi địa bàn một cán bộ chuyên trách, luân phiên đến địa bàn từng xã, thị trấn tuyên truyền dưới nhiều hình thức, phong phú, đa dạng như: tổ chức hội nghị phổ biến các quy định của pháp luật về PCCC; phát tờ rơi, băng đĩa, tổ chức những hội thi tìm hiểu Luật Phòng cháy chữa cháy… Bên cạnh đó, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong PCCC (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ), Phòng cũng quan tâm xây dựng lực lượng  chữa cháy tại chỗ, tất cả đội viên đội chữa cháy đều được tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy và thực tập các phương án chữa cháy để không bị động; kịp thời dập tắt, khống chế lửa khi có hỏa hoạn xảy ra. Ngoài ra, Phòng còn xây dựng 2 mô hình điểm khu dân cư an toàn về PCCC tại thôn 1 xã Ea Ktur và thôn 4 xã Ea Ning (huyện Cư Kuin), trong thời gian tới, Phòng sẽ nhân rộng mô hình này ra trên địa bàn hai huyện còn lại. 

Hiện nay 27/27 xã, thị trấn trên địa bàn 3 huyện Cư Kuin, Lắk và Krông Ana đã thành lập được 682 đội chữa cháy; 100% đội viên đội chữa  cháy cơ sở được tập huấn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

 

Phát huy vai trò chuyên trách, nòng cốt trong công tác PCCC, cùng với việc tập trung xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, với tỷ lệ hơn 30% quân số có trình độ đại học, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 5 tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện về PCCC, nhất là những cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao như kinh doanh xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời hướng dẫn, phối hợp tổ chức thực tập các phương án PCCC, cứu nạn cứu hộ cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, giúp các doanh nghiệp chủ động xử lý các tình huống khi cháy nổ xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do hỏa hoạn. Thực hiện công tác trực chiến, sẵn sàng chiến đấu, Phòng phân công lịch trực 24/24 giờ, đảm bảo đủ quân số, sẵn sàng, kịp thời lên đường tham gia khắc phục hỏa hoạn khi nhận được tin báo cháy nổ xảy ra trên địa bàn.

Đăng Triều

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.