Multimedia Đọc Báo in

Rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

17:46, 31/05/2019
Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh vừa tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ trên địa bàn tỉnh Mundunkiri (Vương quốc Campuchia) mùa khô 2018 - 2019. 
 
Thượng tá Trần Minh Trọng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh chủ trì hội nghị.
 
1
Thượng tá Trần Minh Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Ban Chỉ đạo 515 của tỉnh và sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ CHQS tỉnh, cán bộ, chiến sĩ Đội K51 đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ mùa khô 2018 - 2019. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các năm trước, cấp ủy, chi bộ Đội K51 đã ra Nghị quyết chuyên đề và những chủ trương, mục tiêu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sát với thực tế. Với quan điểm “Ở đâu có thông tin về hài cốt liệt sỹ thì ở đó có dấu chân cán bộ, chiến sĩ Đội K51” trong mùa khô 2018 - 2019, Đội K51 đã tiếp nhận, xác minh hơn 250 thông tin; khảo sát, đào bới hơn 80 địa điểm tập trung và hơn 180 địa điểm nhỏ lẻ, cất bốc được 17 hài cốt liệt sỹ trên địa bàn tỉnh Mundunkiri; đồng thời, tham mưu, phối hợp với cơ quan chức năng đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh theo quy định. 

 
1
Các đại biểu thành kính đưa hài cốt liệt sỹ về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Ảnh minh họa.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thượng tá Trần Minh Trọng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực vượt khó của cán bộ, chiến sĩ Đội K51; đồng thời đề ra một số nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới. Trong đó, trước mắt là ổn định tổ chức biên chế, tích cực làm tốt công tác chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, trang bị phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ cả trong nước và trên nước bạn; xây dựng kế hoạch và tổ chức học tiếng Khơme, nâng cao khả năng giao tiếp để phát huy hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mùa khô 2019 - 2020.
 
Thế Hùng - Văn Luyến

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.