Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện nhiều vi phạm tại các cơ sở bán hàng đa cấp

09:25, 27/10/2015

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Công Thương phối hợp với Phòng an ninh kinh tế (Công an tỉnh) tiến hành kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh và đã phát hiện nhiều vi phạm.

Cụ thể, tại cơ sở Thiên Ngọc (61-63 Lý Thái Tổ, TP. Buôn Ma Thuột) có nhiều hàng hóa nhập khẩu không nhãn phụ bằng tiếng Việt, hàng hóa có nhãn nhưng thông tin không đúng với bản chất của sản phẩm, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động kinh doanh thực phẩm. Tại 2  hộ kinh doanh Thiên Ngọc Phan Bội Châu và Hoàng Minh Huy Hoàng (TP. Buôn Ma Thuột) vi phạm không thực hiện khám sức khỏe định kỳ và không cập nhật kiến thức đối với người lao động kinh doanh thực phẩm chức năng… Đoàn đã tiến hành phạt hành chính 4/7 cơ sở vi phạm với tổng số tiền trên 18 triệu  đồng. Theo Đoàn kiểm tra, các cơ sở bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phần lớn đều có tên Thiên Ngọc (thuộc Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy) và có các hành vi vi phạm giống nhau.

Một cơ sở bán hàng đa cấp trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột


Đoàn đã chuyển một số vụ việc lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) chờ xử lý về hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo không thông báo chương trình, nội dụng với Sở Công Thương Đắk Lắk; không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp (đối với cơ sở Thiên Ngọc VI - huyện Ea Kar, Thiên Ngọc IV  - thị xã Buôn Hồ, Thiên Ngọc 12 - huyện Cư M’gar, Thiên Ngọc - TP. Buôn Ma Thuột  và Hoàng Minh Huy Hoàng - TP. Buôn Ma Thuột); kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp (Thiên Ngọc VI, 12)…

Duy Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.