Multimedia Đọc Báo in

Hội thi “Tuổi trẻ học đường với công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và phòng chống mua bán người” năm 2012

17:27, 25/11/2012

Ngày 25-11, Sở GD-ĐT tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ học đường với công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và phòng chống mua bán người” năm 2012. Tham gia Hội thi có 4 đội là Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Dak Lak, Sư phạm Mầm non Dak Lak, Trung cấp Dak Lak và Trung cấp Kinh tế Công nghệ Tây Nguyên.

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi
Ban Tổ chức tặng cờ lưu niệm các đội

Các đội đã trải qua 3 phần thi: hiểu biết kiến thức, hùng biện và tiểu phẩm. Ở phần thi hiểu biết gồm 20 câu hỏi, đội nào bấm chuông nhanh sẽ giành được quyền ưu tiên trả lời, nếu trả lời sai đội còn lại được quyền nhấn chuông trả lời. Phần hùng biện, mỗi đội bốc thăm một chủ đề, trao đổi, thảo luận trong vòng một phút sau đó cử một đại diện tham gia hùng biện, thời gian hùng biện là 5 phút. Phần tiểu phẩm, mỗi đội chọn một chủ đề liên quan đến nội dung của Hội thi, thời gian thể hiện không quá 15 phút.

Trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Dak Lak tự giới thiệu
Trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Dak Lak tự giới thiệu

Hội thi nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho  cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng phòng, chống các loại tội phạm, ma túy, mua  bán người; qua đó nói không với ma túy, các loại tội phạm, mua bán người và cam kết không thử, không tàng trữ, không sử dụng, không buôn bán và tăng cường cảnh giác đối với các loại tội phạm.

Tiểu phẩm Ngõ tối của Trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Dak Lak
Tiểu phẩm Ngõ tối của Trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Dak Lak

Kết thúc Hội thi, giải Nhất toàn Đoàn thuộc về Trường Trung cấp Kinh tế -Kỹ thuật Dak Lak; giải Nhì: Trường Trung cấp Dak Lak. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải hùng biện và tiểu phẩm cho 2 đội xuất sắc.

Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.