Multimedia Đọc Báo in

Nghị lực của cô học trò mồ côi

09:28, 05/07/2010

Ở lớp 7A5, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (huyện Cư M’gar) ai cũng mến phục em Phạm Thị Thanh Hoài, người nhỏ nhắn nhưng có một hoàn cảnh rất đặc biệt, em đã vươn lên tất cả để đạt thành tích cao trong học tập.

Phạm Thị Thanh Hoài (ngồi giữa) tranh thủ đổi bài cùng các bạn trong giờ ra chơi.
Phạm Thị Thanh Hoài (ngồi giữa) tranh thủ trao đổi bài cùng các bạn trong giờ ra chơi.
Sinh ra không được biết cha mình là ai, tuổi thơ em thiếu đi tình thương và sự dạy dỗ của người cha. Phận mồ côi không dừng lại ở đó, năm 2006, mẹ đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, ba chị em Hoài trở nên bơ vơ, không người nương tựa. Được sự giúp đỡ của bà con hàng xóm, cùng với số tiền trợ cấp diện mồ côi để ăn học, em đã vượt qua hoàn cảnh, tiếp tục đến trường, thực hiện ước mơ của mình. Khó khăn, mất mát là thế nhưng Hoài vẫn học rất giỏi, 7 năm liền là học sinh xuất sắc và có tên trong đội tuyển học sinh giỏi toán của trường. Nhắc đến thành tích này, Hoài tâm sự, em phải cố gắng vươn lên học thật giỏi để sau này kiếm một cái nghề, tự nuôi sống bản thân, bởi không có ba mẹ để cậy nhờ.
Trong căn nhà trống hoang, treo đầy giấy khen, chỉ có bộ bàn gỗ tồi tàn chất đầy sách vở là đáng giá, ba chị em Hoài nương tựa vào nhau mà sống. Từ nhỏ, đã tự rèn luyện cho mình tính tự lập, không đợi phải nhắc nhở nên trong việc học, em luôn chăm chỉ, tự học vẫn là chính. Trên lớp chú ý nghe thầy, cô  giảng bài, về nhà, xem lại thật kỹ  bài giảng và giải bài tập trong sách giáo khoa; cố gắng hệ thống lại kiến thức đã học. Còn các công thức toán học, em viết lại cẩn thận trên một tờ giấy, dán ngay phía trên góc học tập, ngày nào cũng nhìn vào đó để ghi nhớ cho thật lâu. 
Sau mỗi buổi đến trường, Hoài tự làm tất cả các việc nhà, từ nấu ăn cho đến giặt giũ, quét dọn nhà cửa, chăm sóc vườn rau, nuôi gà. Có thời gian rảnh, em phụ với hai chị bưng bê thuê ở quán ăn để kiếm thêm chút tiền trang trải việc học. Buổi tối, mấy chị em ngồi lại, tự bảo ban nhau học tập, cái gì không hiểu thì hỏi thêm các chị, bạn bè. Thầy Vũ Huy Bình, Chủ nhiệm lớp 7A5 cho biết, Hoài rất chăm ngoan và chịu khó. Bạn bè, thầy cô rất cảm phục ý chí, tinh thần học tập của em. Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng em chưa từng bỏ một buổi học nào.
Sự vất vả trong cuôc sông sẽ còn rất nhiều phía trước theo hành trình tìm chữ của em, nhưng bằng chính nghị lực và sự động viên của bà con lối xóm, thầy cô giáo, bạn bè, đã tiếp sức cho Hoài vượt qua tất cả để thực hiện ước mơ của mình.

 

Đỗ Lan

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.