Multimedia Đọc Báo in

Bạn đọc viết

Con đường… đau khổ!

14:34, 30/10/2011

Đến xã Ea Lê (Ea Súp) vào những ngày mùa mưa năm nay mới thấy quãng đường từ ngã ba xã Ea Lê đến xã Cư Kbang xuống cấp nghiêm trọng như thế nào. Nhiều đoạn đã bị đào, khoét thành những cái “ao” chiếm gần hết mặt đường. Khủng khiếp nhất là quãng đường từ quán cà phê Mưa Rừng đến Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, toàn bộ mặt đường đã bị cày xới lên khiến bùn đất nhão nhoét, sền sệt như ruộng mới bừa.  Giáo viên và học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thường xuyên bị ngã trên đường đến trường, nhiều người bị bẩn hết quần áo, sách vở phải quay về. Do con đường nhỏ hẹp, lại có nhiều “ao” trên mặt đường nên rất nhiều tai nạn xảy ra, nhẹ thì đổ xe lấm lem quần áo, còn nặng thì cả người và xe đều lao xuống kênh mương. Đoạn đường cách ngã ba xã Ea Lê khoảng 500m có rất nhiều hố nước đọng trên đường. Nhiều xe tải chở lúa, chở gỗ bị sa lầy phải có phương tiện hỗ trợ mới qua được. Những xe này đều chở quá tải khiến cho con đường càng hư hại nghiêm trọng. Đáng nói là, các xe quá tải nói trên đều ngang nhiên lưu thông mặc dù cầu Sắt trên đoạn đường này chỉ chịu tải trọng 18 tấn và đoạn đường đầu con suối lở trên Tỉnh lộ 1 đã được gắn biển báo “Cấm các loại xe có tải trọng trên 13 tấn (gồm cả xe và hàng hóa) lưu thông trên các tuyến đường này từ 20-8 đến 30-11 hằng năm”!

Được biết, dự án nâng cấp, trải nhựa quãng đường từ ngã ba xã Ea Lê đi huyện Ea H'leo đã được khởi động cách đây hơn 3 năm, người dân hai bên tuyến đường này cũng đã nhận tiền đền bù từ tháng 7-2010 nhưng đến nay vẫn chưa được khởi công. Người dân đang rất hy vọng con đường này sớm được nâng cấp, trải nhựa để không còn cảnh khổ sở khi tham gia giao thông. Các cơ quan chức năng cũng cần xử lý nghiêm các trường hợp xe quá tải vi phạm nhằm góp phần làm giảm mức độ hư hại các tuyến đường.

Đặng Nguyễn

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.