Multimedia Đọc Báo in

Cần điều chỉnh cửa thu nước của hệ thống thoát nước thành phố Buôn Ma Thuột

13:07, 18/10/2013
Báo Dak Lak số ra ngày 28-9-2013 có bài “Hệ thống cống nước thải TP. Buôn Ma Thuột: Khả năng thoát nước kém hiệu quả” của tác giả Nhất Vương đã phản ánh đúng thực tế cũng là nỗi bức xúc chung của người dân trên địa bàn thành phố. Là người dân sinh ra, lớn lên ở mảnh đất này tôi cũng xin góp thêm một vài suy nghĩ về vấn đề này.

 

Đường phố Buôn Ma Thuột thường xuyên bị ngập mỗi khi có mưa lớn.
Đường phố Buôn Ma Thuột thường xuyên bị ngập mỗi khi có mưa lớn.

Trong những năm gần đây, nhiều con đường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đều trở thành dòng suối sau một cơn mưa lớn khiến giao thông hỗn loạn, không bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Từ thực tế quan sát những điểm ngập úng nước, những điểm hợp lưu tạo dòng lớn, chảy xiết trên các tuyến đường thành phố, tôi đề nghị một số giải pháp sau: Các cơ quan chức năng cần phải mở rộng khẩu độ của các hố thu nước vì nhiều cửa thu nước quá nhỏ, đa số chỉ đặt sát lề đường, tác dụng thu nước kém. Tại các điểm “nóng” về dòng chảy lớn, cần mở thêm các cửa thu nước ra mặt đường với nắp đậy bằng lưới thép chịu lực như đã có. Cần mở rộng khoảng cách lưới thép từ 2-3 cm lên 5-7 cm, đặt lưới xoay ngang theo chiều đường để hạn chế thấp nhất các xe có bánh nhỏ (như xe đạp) bị vặn lái khi đi qua lưới thép.

Bên cạnh đó, với những biến đổi thời tiết khó lường như những ngày qua và tình hình bão lũ xảy ra nghiêm trọng, để bảo đảm giao thông thuận lợi, an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông, đề nghị các cơ quan liên quan cần gấp rút bắt tay ngay vào kiểm tra tu bổ, chỉnh sửa, nạo vét hệ thống cống thoát nước, cửa thu nước trên toàn thành phố, tránh để những trường hợp tai nạn đáng tiếc.

 Đào Thanh Tâm


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.