Multimedia Đọc Báo in

Người dân thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết (huyện Lak) khổ sở vì bụi đường!

10:36, 14/01/2014
Do địa bàn thôn nằm trên con đường liên xã nối ra cánh đồng nông trường 8-4, từ nhiều năm nay người dân thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết (huyện Lak) hằng ngày phải sống trong bầu không khí bụi bặm và ô nhiễm.

Vào mùa mưa, con đường dài chừng 5 km này vô cùng lầy lội, di chuyển rất khó khăn. Còn mỗi khi đến mùa khô, con đường đất lồi lõm ổ trâu, ổ voi này “khoác” lên mình lớp đất bột dày 7 - 15 cm; mỗi cơn gió hay một chiếc xe đi là bầu không khí chìm trong màn bụi mù mịt.

Con đường từ thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết (huyện Lak) ra cánh đồng nông trường 8-4  mịt mù bụi.
Con đường từ thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết (huyện Lak) ra cánh đồng nông trường 8-4 mịt mù bụi.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết cho biết: Vừa qua, UBND huyện Lak đã ký quyết định xét duyệt cho nâng cấp, cải tạo, kiên cố hóa 1.1 km đường giao thông nông thôn trên địa phận thôn Mê Linh 2. Tuy nhiên, 1.1 km đường dự tính sẽ được cải tạo, nâng cấp chỉ là những tuyến đường giao thông trong xóm, còn trục đường chính là con đường dẫn ra cánh đồng nông trường 8-4 vẫn bỏ ngỏ trong khi đây là tuyến đường huyết mạch để bà con hai xã Buôn Tría, Buôn Triết vận chuyển nông sản. Tuyến đường này cũng nằm cạnh hệ thống kênh mương của công trình thủy lợi cung cấp nước phục vụ cho vùng nông nghiệp trọng yếu ở vùng này vừa được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng để kiên cố hóa.

Hiện nay, bà con thôn Mê Linh 2 nói riêng và xã Buôn Triết nói chung rất mong muốn Nhà nước đầu tư bê tông hóa tuyến đường dẫn ra cánh đồng nông trường 8-4 để cuộc sống của người dân thuận lợi hơn. Hơn nữa, nếu như tuyến đường này không được bê tông hóa, với lưu lượng xe cộ như hiện nay sẽ là một mối đe dọa ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình thủy lợi mà Nhà nước đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng.

Nguyễn Văn Hợp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.