Multimedia Đọc Báo in

Cảnh báo tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Canada

10:58, 07/04/2014
Hiện nay ở một số địa phương trong nước đã xuất hiện tình trạng lừa đảo đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Canada với quy mô lớn.
 
Hình thức lừa đảo của hoạt động này như sau: Các đối tượng mạo danh là cán bộ của cơ quan nhà nước, Bộ Ngoại giao, đại diện của một công ty lớn tại nước ngoài đến tuyển lao động với mức chi phí từ 8.000 - 12.000 USD/suất. Chúng hứa hẹn sẽ hoàn tất thủ tục nhanh chóng, có người của Đại sứ quán bảo lãnh, không cần học hành, nhiều người lao động đã có lịch bay… Những điều này thực chất là lừa đảo, chúng sử dụng giấy tờ giả, con dấu giả; “kịch bản” đã được sắp đặt sẵn, trước ngày bay, máy bay sẽ bị trì hoãn vì nhiều lý do như: bão tuyết, chủ sử dụng chưa đồng ý...

Nhằm ngăn ngừa tình trạng lừa đảo người lao động trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 446/LĐTBXH-LĐTL&VL ngày 4-4-2014 về việc cảnh báo tình trạng lừa đảo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Canada. Nội dung văn bản đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã, phường, thị trấn về tình trạng lừa đảo người lao động; đồng thời cảnh báo cho người lao động biết và chủ động phòng ngừa; nếu phát hiện những tổ chức, cá nhân đến liên hệ để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài với hình thức nêu trên thì báo ngay về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì hướng dẫn họ đến những cơ quan, đơn vị có chức năng để được tư vấn như:

- Phòng Lao động – Tiền lương và Việc làm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, số 23 đường Trường Chinh, TP. Buôn Ma Thuột; hoặc số điện thoại: 05003.950.339

- Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, số 79 đường Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột; hoặc số điện thoại: 05003.853.748

- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã và thành phố.

Phan Thị Bích Phương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.