Đại tướng Võ Nguyên Giáp -“dĩ công vi thượng”
Nghe chuyện thịnh tình đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại có ý kiến khác đi. Đại tướng nói: “Cha tôi chỉ là liệt sĩ, có phải là Anh hùng đâu mà đưa hài cốt an táng ở khu Anh hùng”. Vì vậy, cho đến nay, mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm vẫn nằm ngoài ô đất dành cho Liệt sĩ Anh hùng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người cán bộ cách mạng phải “dĩ công vi thượng”. |
Để tri ân công lao sinh thành dưỡng dục Đại tướng của cụ Nguyễn Thị Kiên, thân mẫu Đại tướng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Bình Trị Thiên định đưa hài cốt cụ vào an táng bên cạnh mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm trong khuôn viên Nghĩa trang Liệt sĩ.
Cảm tạ tấm lòng của quê hương với mẹ mình, Đại tướng nói: “Mẹ tôi có phải là liệt sĩ đâu mà an táng vào đó?”, và mộ thân mẫu Đại tướng được an táng bên ngoài khuôn viên Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Lệ Thủy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Ảnh: T.L |
Chưa hết, khi nghe tin địa phương đã mở 1 lối đi xuyên qua một đoạn tường Nghĩa trang Liệt sĩ, nối giữa mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm bên trong và mộ thân mẫu Đại tướng phía ngoài để đi lại cho tiện, Đại tướng đã nói khi về thăm quê cha đất tổ: “Mộ mẹ tôi là việc riêng của gia đình, không nên mở cửa trên tường rào nghĩa trang như thế, không thuận lòng gia đình, thuận mắt nhân dân”. Nghe Đại tướng nói, Ban quản lý nghĩa trang đã phải cho xây bít lại ngay đoạn tường rào này.
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người cộng sản mẫu mực, kiên trung, người học trò xuất sắc của Hồ Chủ tịch, người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng luôn ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác Hồ: Người cán bộ cách mạng phải “dĩ công vi thượng” - luôn lấy việc công làm đầu. Cũng chính vì thế mà sự ra đi của Đại tướng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho muôn triệu người dân Việt Nam.
Thái Sơn (st, bs)
Ý kiến bạn đọc