Multimedia Đọc Báo in

Gặp mặt cán bộ, giáo viên, học sinh ngành GD-ĐT tham gia tổng công kích – khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 ở Đắk Lắk

16:04, 09/01/2018

Sáng 9-1, Hội Cựu giáo chức tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ, giáo viên, học sinh ngành GD-ĐT tham gia tổng công kích – khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 ở Đắk Lắk.

Quang cảnh buổi gặp mặt.
Đại biểu tham dự buổi gặp mặt.
 
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh và những đóng góp của cán bộ, giáo viên, học sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy, thầy – trò ngành Giáo dục dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy đã thực hiện thành công nhiệm vụ phân công cán bộ, giáo viên vừa tham gia lực lượng vũ trang đánh địch chống càn quét, lấn chiếm, bảo vệ dân, vừa tham gia tổng công kích vào thị xã; tham gia đội quân chính trị từ vùng căn cứ cùng đồng bào trong ấp chiến lược, đồng bào nội thị nổi dậy hình thành mũi giáp công chính trị binh vận. 

Một bộ phận giáo viên, học sinh nội thành được tuyên truyền giác ngộ, được huấn luyện thành cơ sở cách mạng tham gia nội ứng giao liên dẫn đường đánh địch, treo cờ, rải truyền đơn... Những tấm gương anh dũng hy sinh của thầy và trò trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đã tô thắm ngọn cờ cách mạng, nêu cao ý chí chiến đấu và khí phách anh hùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Các đại biểu ôn lại kỷ niệm về một thời đạn bom năm xưa.
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt ôn lại kỷ niệm về một thời đạn bom năm xưa.

Những câu chuyện, trao đổi được các đại biểu – những nhân chứng lịch sử chia sẻ tại buổi gặp mặt là cứ liệu bổ sung để ngành Giáo dục Đắk Lắk xây dựng phòng truyền thống nhằm tuyên truyền, giáo dục các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của cuộc tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và truyền thống cách mạng của quân, dân ta, trong đó có sự đóng góp của ngành Giáo dục.

 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.