Multimedia Đọc Báo in

Trao giải Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên năm 2017

17:13, 13/03/2017

Ngày 13-3-2017, tại Khu du lịch văn hóa-sinh thái cộng đồng Kô Tam (TP. Buôn Ma Thuột), Ban tổ chức Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên năm 2017 đã trao giải cho các nghệ nhân đã sáng tạo nên những tác phẩm có chất lượng.

Ban...
Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận cho đại diện các đoàn nghệ nhân tham gia hội thi

Hội thi thu hút gần 70 nghệ nhân của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên và tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa tham gia. Sau 6 ngày (từ ngày 8-3 đến ngày 13-3) miệt mài sáng tạo, 76 tác phẩm tượng gỗ mang phong cách dân gian Tây Nguyên được các nghệ nhân hoàn thiện, trưng bày để du khách thưởng thức và trải nghiệm.

Phó...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh trao Bằng khen và hoa chúc mừng nghệ nhân Y Ân Byă đoạt giải Nhất hội thi

Trong số đó, Hội đồng nghệ thuật đã chọn ra 16 tác phẩm xuất sắc để trao giải chính thức.

Kết quả: Giải Nhất thuộc về nghệ nhân Y Ân Byă (người M’nông-Đắk Nông) với tác phẩm “Gấu bẻ măng”; 2 giải Nhì cho tác phẩm “Thầy cúng và người đàn bà phụ cúng” của nghệ nhân Y Thái Êban (người Êđê-Đắk Lắk) và “Đôi vợ chồng” của nghệ nhân Ksor Krôh (người Jrai-Gia Lai); 3 tác phẩm “Ông già vác xà gạc”, “Tượng Nhà mồ”, “Men say” của các nghệ nhân Y Dhơh Adrơng (người Êđê-Đắk Lắk), Bo Bo Huấn (người Jrai-Gia Lai) và Trần Quốc Toản (người Kinh-Lâm Đồng) đoạt giải Ba.

Đây...
"Đôi vợ chồng" đoạt giải Nhì được Hội đồng nghệ thuật đánh giá là tác phẩm đậm chất dân gian Tây Nguyên nhất vì yếu tố phồn thực của nó

 

Tác...
"Người giữ lửa", tác phẩm có cấu trúc vững chãi và kích thước lớn nhất tại hội thi

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải động viên, cổ vũ cho nghệ nhân Trần Văn Mẫn (Đắk Lắk) với tác phẩm “Người giữ lửa” có cấu trúc và kích thước lớn nhất hội thi.
                                                                                                 

Phương Đình      
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.