Multimedia Đọc Báo in

Thành lập Câu lạc bộ Lý luận trẻ huyện Krông Pắc

15:37, 10/08/2021

Ban Thường vụ Huyện Đoàn Krông Pắc cho biết, đơn vị vừa thành lập Câu lạc bộ Lý luận trẻ huyện Krông Pắc. 

Câu lạc bộ Lý luận trẻ huyện Krông Pắc có 10 thành viên, do anh Y Khoăt Ayũn, Phó Bí thư Huyện Đoàn làm Chủ nhiệm. CLB tập hợp cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên yêu thích và có khả năng nghiên cứu, trao đổi về lý luận chính trị, góp phần trang bị cho đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên khả năng lý luận, nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao khả năng hoạt động thực tiễn và khái quát thành lý luận khoa học.

Tạo điều kiện để cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên có cơ hội phản biện, đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực phản động trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, nắm bắt tư tưởng, tình hình dư luận của đoàn viên, thanh niên để lựa chọn hình thức sinh hoạt phù hợp; tuyên truyền, lan tỏa những thông tin tốt, hành động đẹp trong xã hội. Mỗi thành viên sẽ làm nòng cốt tuyên truyền tại đơn vị, tham gia các hội thi lý luận, các buổi sinh hoạt chính trị do Đoàn - Hội tổ chức. 

Thanh niên huyện Krông Pắc tham gia tuyên truyền lưu động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn
Thanh niên huyện Krông Pắc tham gia tuyên truyền lưu động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. (Ảnh minh họa)

Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 1 lần/quý và tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề quan trọng, các sự kiện chính trị nổi bật trong từng thời điểm; thường xuyên thực hiện đăng tải thông tin tuyên truyền về những vấn đề đoàn viên, thanh niên và xã hội quan tâm trên trang Facebook Huyện Đoàn Krông Pắc...

Câu lạc bộ hoạt động thường xuyên sẽ góp phần giải quyết những vấn đề mang tính lý luận đặt ra từ thực tiễn công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi huyện.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.